Nếu không có bất khả ngộ thì “Giáo hội sống động hơn”
cath.ch, Raphael Rauch, 2020-07-19
Josef Lang là nhà sử học và cựu ủy viên Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ (Greens / ZG) | © Regula Pfeifer
Cách đây 150 năm, Đức Giáo hoàng Piô ra sắc lệnh về tín điều bất khả ngộ của giáo hoàng. Sử gia Thụy Sĩ Josef Lang cho rằng nếu đòi hỏi này không được đưa ra thì Giáo hội sẽ bãi bỏ tình trạng độc thân bắt buộc và cho phép phụ nữ chịu chức thánh.
Khuôn mặt của Giáo hội công giáo Thụy Sĩ sẽ như thế nào nếu không có sự bất khả ngộ của giáo hoàng?
Sử gia Josef Lang: Nếu người công giáo Thụy Sĩ có thể tự mình quyết định thì họ sẽ bãi bỏ giáo điều bất khả ngộ này cũng như tình trạng độc thân bắt buộc. Họ cũng cho phép phụ nữ chịu chức. Có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa bất khả ngộ và sự gạt ra ngoài lề của phụ nữ.
Điều này sẽ xảy ra như thế nào?
Quyết định không thích ứng này về bất khả ngộ đã khuyến khích hàng giáo sĩ vào “con đường hấp dẫn của tính quan liêu.” Điều này dẫn đến việc tăng cường tình trạng độc thân bắt buộc và tách biệt giới tính.
Nhà thần học Thụy Sĩ Hans Küng nói đến một “ý thức hệ bất khả ngộ”. Theo ông, điều này đi đôi với não trạng đáng lo ngại về việc cự lại các cải cách và là một hình thức “ngăn chặn tâm lý”. Không có giáo điều bất khả ngộ này, Giáo hội sẽ tự do, sống động và nữ tính hơn.
Đâu là hậu quả của bất khả ngộ vẫn còn nhận thấy ngày nay ở Thụy Sĩ?
Các cấu trúc dân chủ thế tục, tôi hiểu ở đây là các cộng đồng giáo sĩ, các hội nghị, các cơ quan giáo sĩ, ở nhiều nơi là phản ứng đối với việc tuyên bố bất khả ngộ. Vì không những chỉ quyền lực của giáo hoàng mà quyền lực của hàng giáo sĩ cũng được củng cố. Các người tự do và bảo thủ ôn hòa đều chống lại. Họ thiết lập các cấu trúc thế tục này. Để làm điều này, họ đã có mô hình mẫu ở miền trung Thụy Sĩ, nơi loại bài-quyền lực nội bộ với Giáo hội đã tồn tại từ nhiều thế kỷ.
Vì vậy dù có sự củng cố của giáo hoàng, vẫn còn một sự giải tập trung quyền lực?
Các cộng đồng và các cơ quan giáo hội được thành lập là để bảo vệ mình khỏi nạn giáo quyền. Ngày nay khi giới bảo thủ khẳng định các cấu trúc song song với Quốc gia-Giáo hội là các sáng kiến của tin lành, họ hoàn toàn sai lầm. Chính xác là ở nhiều thành phố ở miền trung nước Thụy Sĩ, giáo dân chọn linh mục của họ, được xác định đây là nhiệm vụ của họ, áp đặt lên họ nghĩa vụ cư trú trong nước và cấm hiến pháp lợi nhuận mà Cải cách đòi hỏi điều này nhưng đã không làm được.
Tính bất khả ngộ của giáo hoàng hồi đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ, từ thời ra sắc lệnh cũng như bây giờ.
Điều gì đã làm cho người công giáo năm 1870 chấp nhận ý tưởng này?
Đó là thời có nhiều thay đổi lớn về xã hội và kinh tế. Sự di chuyển địa lý và xã hội ngày càng tăng. Tất cả những điều này đã gây hoang mang và bất ổn cho nhiều người. Bối cảnh này đã làm tăng xu hướng nguy hiểm làm con người nhắm tới một quyền lực tuyệt đối. Tuy nhiên năm 1874, có gần 40% người công giáo Thụy Sĩ chấp nhận Hiến pháp Liên bang hoàn toàn đi ngược với tinh thần bài-tự do liên quan đến giáo điều bất khả ngộ.
Trong Giáo hội ai được hưởng lợi của sự tuyên bố bất khả ngộ này?
Những người bảo thủ cực đoan. Chẳng hạn ở bang Obwald, các người trong giáo hội ôn hòa trước đây của giáo xứ đã từ chức và được thay thế bởi các người trẻ cực kỳ trung thành với giáo hoàng. Một trong các hệ quả này là chính bang này năm 1866 đã là bang duy nhất của miền trung Thụy Sĩ đã chấp thuận quyền tự do của các cơ sở do thái, đã bỏ phiếu chống lại việc tự do thờ phượng của họ năm 1872 và năm 1874. Hàng giáo sĩ có một ảnh hưởng rất lớn – ở các quốc gia gốc cũng như các cộng đồng do thái được phát triển vào thời đó.
Và ai là người không hưởng lợi?
Là các lực lượng tự do và độc lập. Một số những người ủng hộ này sau đó đã thành lập Giáo hội công giáo kitô giáo, tuy nhiên vẫn là thiểu số.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch