Ngày 14 tháng 5-2020, ngày cầu nguyện, ăn chay, làm việc từ thiện cầu nguyện cho đại dịch
santegidio.org, Marco Impagliazzo, 2020-05-11
Bài xã luận ở báo Avvenire của ông Marco Impagliazzo, Chủ tịch Cộng đoàn Sant’Egidio, Rôma Impagliazzo về ngày cầu nguyện, ăn chay, làm việc từ thiện vào ngày 14 tháng 5-2020
Đức Phanxicô và ông Marco Impagliazzo trong lần gặp tại Vatican năm 2018
Cầu nguyện và hành động
Ngày chúa nhật 3 tháng 5, khi kết thúc giờ Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Phanxicô tuyên bố: “Tôi hoan nghênh đề nghị của Cao ủy Tình huynh đệ đề nghị ngày 14 tháng 5 là ngày tín hữu mọi tôn giáo cùng cầu nguyện, ăn chay và làm việc từ thiện để xin Chúa giúp nhân loại vượt qua đại dịch.”
Sáng kiến này xuất phát từ cuộc họp lịch sử của Đức Phanxicô và Đại giáo sĩ Ahmad Al-Tayyeb vào tháng 2 năm 2019. Lời kêu gọi của Cao ủy viết: “Chúng ta không quên dâng lên Chúa – mỗi người trong tín ngưỡng, trong tôn giáo, trong học thuyết của mình – lời cầu xin để chấm dứt đại dịch, xin Chúa cứu chúng ta khỏi bất hạnh này, xin cho các nhà khoa học tìm ra thuốc chữa. Và để chống lại các tác hại về sức khỏe, kinh tế và con người qua tai ương nguy hiểm này.”
Lời cầu nguyện sẽ dâng lên Chúa vào ngày thứ năm 14 tháng 5, để góp phần trong đau khổ và lo lắng gây ra vì đại dịch trong các tháng vừa qua trên toàn thế giới và cũng để tiếp tục tinh thần đối thoại liên tôn do Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đưa ra trong ngày Assisi và được Đức Phanxicô củng cố với việc ký kết Abu Dhabi. Tinh thần Assisi vẫn còn thổi và càng thổi mạnh hơn. Là lời đáp trả cho thảm kịch chiến tranh và bây giờ là thành trì và nguồn hy vọng khi đại dịch đang tàn phá mọi châu lục, gieo cái chết, sợ hãi và khó khăn kinh tế cho mọi người. Virus tấn công các mối quan hệ xã hội, làm suy yếu các thể chế, đẩy các gia đình và các dân tộc rơi vào vực thẳm của sự bấp bênh tương lai. Đức Phanxicô đã cầu nguyện để chấm dứt nạn dịch từ khi Trung quốc còn cách ly, ngài mong muốn đối phó căn bệnh qua một mối ràng buộc mới giữa các dân tộc và Đấng Tạo hóa. Với siêu vi trùng vô hình đã giam hãm cả thế giới trong một khoảng không gian kín và trong một thời gian lơ lửng, ngài mong các văn hóa và tôn giáo mở ra, không phải chỉ trong suy ngẫm nhưng trong cả công việc từ thiện. Ngài muốn mở ra các khoảng không gian mới, phác họa một ý tưởng cho tương lai.
Thế giới toàn cầu hóa tưởng như lớn nhưng lại rất nhỏ. Cái ác đang sải bước, nó không biết đến tín ngưỡng, chính vì thế chúng ta cần có sự gặp gỡ gần gũi. Chiều thứ sáu 27 tháng 3, Đức Phanxicô đưa ra một viễn cảnh: “Ngài mời gọi chúng ta nắm lấy thời gian thử thách này như thời gian quyết định. Đây không phải là thời gian phán xét riêng của mỗi người, nhưng của mọi người: thời gian quyết định cái gì quan trọng và cái gì không quan trọng, phân biệt cái gì là cần thiết, cái gì không.”
Chúng ta phải vượt lên thời gian đóng khung, ngăn chặn, đóng tường, các đụng độ của các nền văn minh. Đức Phanxicô là người bảo vệ cho sự hiệp nhất của con người. Từ đó là mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học tiến bộ, nhắc chúng ta nhớ, “chúng ta tất cả cùng ở trên một con thuyền, mong manh và mất định hướng”. Đúng vậy, con thuyền cũng là một con thuyền: “Thật vậy, điều quan trọng là tập hợp các năng lực khoa học, một cách minh bạch và bất vụ lợi, để tìm ra vắc-xin và phương pháp điều trị, đảm bảo mọi người ở mọi nơi trên thế giới đều nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết”. Tự xem mình tất cả là thành viên của một gia đình nhân loại, học cách chăm sóc tạo vật không phải là một cái gì phải làm thêm để chúng ta không làm khi gặp khó khăn. Điều này ngày càng trở nên cần thiết trong thời đại toàn cầu hóa và mở rộng tầm nhìn.
Lịch sử – thứ mà chúng ta đã bỏ qua một bên để làm cho những câu chuyện nhỏ của chúng ta nổi trội – kêu gọi một sự thống nhất, đó là trụ cột của những gì hợp nhất để chúng ta phải bỏ qua những gì gây chia rẽ. Lời cầu nguyện chung ngày thứ năm 14 tháng 5 là biểu hiệu thiêng liêng và phổ quát của mọi người: bất chấp sự khác biệt, chúng ta không thể tự mình cứu mình, nhưng chỉ khi chúng ta gần nhau trong cộng đồng nhân loại, cùng chiến đấu chung cho tất cả mọi người, chúng ta mới cứu được nhau. Với ước mong các nhà cầm quyền dân sự trên thế giới thực sự chấp nhận để kết thúc đại dịch. Như Đức Phanxicô mời gọi, sự hợp tác chung này là con đường chúng ta phải đi.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch