Covid-19: Đức Phanxicô, trạng sư của thế giới
fr.aleteia.org, Denis Lensel, 2020-04-23
Các nguyên thủ Quốc gia lúng túng trước coronavirus, không một ai lường trước đại dịch này. Trong Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si’, Đức Phanxicô đã có tầm nhìn xa, ngài báo động các yếu tố “tự hủy” đang đe dọa nhân loại. Hôm nay ngài là trạng sư cho Đấng Tạo Dựng.
Kế vị Thánh Phêrô, người cầm chìa khóa của đời sống vĩnh cữu, Đức Phanxicô đã lên tiếng để cứu thế giới khỏi bị chủ nghĩa duy vật gặm nhắm. Ngày nay ngài cầu nguyện cho một thế giới hoài nghi, không tin, không còn cầu nguyện được nữa. Trong thử thách đạo đức và thiêng liêng của việc cách ly, mỗi người sống cô lập, làm cho chúng ta hoài niệm một tình huynh đệ, lời của ngài thúc đẩy chúng ta tái tạo lại các mối liên hệ giữa con người và quan tâm đến những người nghèo nhất. Ngài mang đến sức thổi cho cuộc sống nhân loại bị lạc hướng. Một nhân loại bị ám ảnh tai họa coronavirus bắt đầu từ chế độ vô thần vĩ đại cuối cùng, Trung quốc vừa theo chủ nghĩa cộng sản vừa theo chủ nghĩa tư bản mà nhà độc tài Tập Cận Bình hiện nay, vì khát khao quyền lực cá nhân đã tuyên bố viết lại Thánh Kinh theo chủ nghĩa dân tộc. Một sự đổi ngược Lời Chúa. Trung quốc, nước tiên phong thao túng các mã di truyền quái quỷ. Một sự điên rồ ngay trung tâm thế giới hiện đại, nhạo báng sự Tạo dựng thần thánh, phá vỡ các quy luật tự nhiên, vừa bản chất con người, vừa môi trường sinh học và vật lý.
Để chuyển qua một “lối sống khác”
Các nước giàu buông mình vào “văn hóa của cái chết” để loại văn hóa này thao túng bao nhiêu thập kỷ nay, các giáo hoàng từ Đức Phaolô VI đến Đức Phanxicô đều chiến đấu không mệt mỏi, bảo vệ cho một “sinh thái toàn vẹn” bao gồm tất cả các khía cạnh của sự tồn tại, từ khi sinh ra đến khi chết tự nhiên, từ cuộc sống cá nhân và gia đình đến đời sống kinh tế, xã hội, chính trị. Trong Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si’, Đức Phanxicô đã làm mới lại và bổ túc giáo huấn của Đức Phaolô VI về phát triển các dân tộc, của Đức Gioan-Phaolô II về Tin Mừng Sự sống (1995) và giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI về “căn nhà chung” cho con người.
Văn bản có tầm nhìn này Đức Phanxicô gọi là “hoàn cảnh lại với môi sinh”, nhằm để thay đổi một lối sống khác, quay lưng lại với lối sống tự hủy. Ngày nay thông điệp cho thấy tầm nức ngôn sứ như một hiến chương phổ quát: trong thời điểm này, giáo hoàng Bergoglio mời chúng ta “thảo luận các điều kiện sống và tồn tại của một xã hội, để đặt lại vấn đề các khuôn mẫu phát triển, sản xuất và tiêu thụ…” Hôm nay con “coronavirus” vô hình đã đột ngột chặn đứng một cách tàn nhẫn nền kinh tế thế giới: nó loại tất cả các quá trình phi lý của cuộc chạy đua tài chánh để dành lợi nhuận tối đa, của cuộc chạy đua vũ trang; nó phá vỡ nhịp sống điên rồ của các siêu đô thị, với sự tập trung đô thị không kiểm soát; gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tương lai nhân loại…
“Một sự hiện diện trong đau khổ của thế giới”
Đức Phanxicô, người đứng đầu Giáo hội công giáo đã cầu xin Chúa Giêsu Kitô và Đức Mẹ thay cho thế giới. Linh mục Federico Lombardi, cựu phát ngôn viên của ngài tuyên bố: “Trong tình trạng chưa bao giờ thấy trong lịch sử nhân loại, ngài là sứ giả cho một sự hiện diện sống động và cụ thể của Giáo hội trong sự đau khổ của nhân loại.” Đức Phanxicô đã xin các nước giàu xóa nợ cho các nước nghèo nhất. Và lời kêu gọi của ngài đã được nghe…, phần nào được một số nguyên thủ quốc gia ủng hộ… hoãn nợ cho cho các dân tộc bị đe dọa xóa sổ. Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố: “Khoảnh khắc này đã làm rúng động nhiều chuyện trong lòng tôi”, ông đã có cuộc điện thoại với Đức Phanxicô chiều thứ ba 21 tháng 4, trước khi ông gặp các đại diện tôn giáo về việc dỡ bỏ lệnh cách ly ở các nơi thờ phượng.
Thời gian “cánh chung”
Giáo hội có thể đi ra khỏi thử thách này và vững mạnh về mặt thiêng liêng, cũng như Giáo hội đã phải chịu thử thách cho sự mất mát trong tai ương này: nhiều linh mục tận tâm với các gia đình có thân nhân bị bệnh Covid-19 đã ra đi, đặc biệt ở vùng Lombardi, quê hương của Thánh Charles Borromée, thánh tông đồ ngày xưa đã chống dịch hạch ở thành phố Milan.
Không đi vào tuyệt vọng của hoàn cảnh thảm khốc, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được khía cạnh cánh chung của các sự kiện theo từ nguyên của danh từ này: chữ apocalypsis trong tiếng Hy Lạp có nghĩa mạc khải sinh ra từ thực tế khám phá: ở đây, là toàn năng của Chúa có thể mạc khải qua sự yếu đuối của con người, cho thấy đứng trước đại dịch toàn cầu có một chiều kích chưa từng có… Đó là lời cầu nguyện của Giáo hội mang tất cả ý nghĩa của nó. Đức Phanxicô kêu gọi tín hữu kitô và tất cả anh em của mình về “một hy vọng lây lan.”
Nhà văn Georges Bernanos đã từng nói, “hy vọng là một rủi ro để lên đường.” Đã đến lúc: rủi ro này thúc đẩy chúng ta hành động mà không sợ hãi.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm:
Đức Phanxicô: Món quà của Thần Khí cho thời đại chúng ta