Nhận ra sự thật con người mình và nguồn gốc của mình 

365

Chương 1: Bệnh kiêu ngạo (3/6)

Nhận ra sự thật con người mình và nguồn gốc của mình

 Trích sách Bảy căn bệnh thiêng liêng, Sept maladies spirituelles, Sơ Catherine Aubin.

Lạy Chúa, xin dạy cho con biết: đời sống con chung cuộc thế nào,ngày tháng con đếm được mấy mươi, để hiểu rằng kiếp phù du là thế (Tv 38, 5).

Người kiêu ngạo không biết mình, họ nghĩ họ là họ, nhưng không phải. Khiêm tốn là có một cái nhìn thật về mình, dù (và với) các khả năng, các ơn và các phẩm chất được công nhận của mình. Đó là nhận biết các ơn thể lý hay thiêng liêng là những ơn mà chúng ta chỉ là người được ký gởi, người quản lý hay người mắc nợ. Qua đó, Chúa Kitô giải thích cho chúng ta, chúng ta chỉ làm bổn phận của mình, chúng ta chỉ là “người tôi tớ” bình thường hay vô dụng (Lc17, 10). Vấn đề không phải xem đây là đánh giá thấp hay không thấp các giá trị của chúng ta, nhưng là học để đặt mình vào đúng chỗ của mình dưới cái nhìn của Đấng đã cứu và đã soi sáng chúng ta. Đó chỉ là phần chúng ta với tất cả giá trị và ơn đã được ban cho chúng ta. Ở trong sự thật khiêm nhường này sẽ dạy, để chúng ta không đi vào con đường phù phiếm, danh vọng hảo, nịnh hót, ảo tưởng, nghĩ mình ở trên cao hay dưới thấp. Người khiêm tốn biết mình có khả năng tốt cũng như xấu. Đó là lý do vì sao chung chung đức khiêm tốn giúp con người nhận biết các giới hạn, các yếu kém, sự bất lực và thiếu hiểu biết của mình. Đây là một trong các định nghĩa cơ bản của các giáo phụ: “Một người biết được điểm yếu của mình là họ đã chạm đến sự toàn hảo của đức khiêm nhường.”

Khiêm tốn: Chúa ở trong chúng ta

Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu.

Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế (Pl 2, 5-7).

Thiên Chúa của chúng ta ban ơn khiêm tốn cho người bị sỉ nhục, vì điều vĩ đại nhất nơi con người là hình ảnh của Chúa chứ không phải tội, là sự sống chứ không phải cái chết. Chúng ta không trở nên khiêm tốn bằng một quyết định đơn giản thay đổi cuộc sống, cũng không phải bằng một cuộc sống khổ hạnh. Không phải chỉ ăn chay, bán của cải, canh thức, cầu nguyện nguyên đêm; khiêm tốn không phải là một cách cư xử. Chiều kích của khiêm tốn mang tính nhân học: chúng ta được tạo nên theo hình ảnh của Chúa. Chúa Kitô không dạy chúng ta khiêm tốn như một đạo đức, Chúa Kitô là nguyên lý, là nguyên mẫu của đức tính này. Đó là lý do vì sao đức tính khiêm tốn được xem là nền tảng, là căn bản, là hòn đá tảng của mọi đời sống thiêng liêng. Theo các Giáo phụ, đức khiêm tốn là đức tính chủ yếu giúp chúng ta quay về với Chúa. Vì kiêu ngạo là nguyên nhân của sa ngã nên khiêm tốn đóng vai trò hàng đầu trong việc quay về với Chúa. Theo Thánh Ambroise, Chúa Kitô là nguyên lý, là nguyên mẫu của đức tính này. Theo Thánh Âugutinô, con người sa ngã vì kiêu ngạo chỉ có thể quay về với Chúa bằng đức khiêm tốn. Khi Thánh Âugutinô nói về đời sống kitô, ngài so sánh đời sống này như một tòa nhà hùng vỹ mà đỉnh chạm trời và móng là đức khiêm tốn. Theo Thánh Âugutinô, Chúa Kitô là người chủ của tính khiêm nhường. Ngài cho thấy, ngài truyền đạt vì khiêm tốn là gốc rễ của mọi chuyện tốt. Tất cả những gì chúng ta có thể học ở Ngài đều đến từ tính khiêm nhường có trong Ngài. Không có gì mật thiết với Chúa Kitô cho bằng tính khiêm nhường: chỉ một mình tính khiêm nhường là có thể kết hợp Ngôi Lời và xác phàm. Sau Thánh Âugutinô, Thánh Bernard viết rằng, Chúa Kitô chỉ dạy lòng khiêm nhường vì chính Ngài là khiêm nhường của Thiên Chúa đang làm việc. 

Khiêm tốn là tình yêu, là tha thứ, là phục vụ

Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại;

hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau (Ep 4, 2).

Nếu Thiên Chúa là Tình yêu, thì đó là vì Ngài là khiêm nhường. Thiên Chúa đã nói với chúng ta “Ta yêu con”, một tình yêu không điều kiện, Ngài cho chúng ta thấy đức khiêm tốn dẫn đến tình yêu nhưng không. Đức tính khiêm tốn là nền tảng để yêu Chúa và yêu người anh em. Nó mở trái tim ra để đến đỉnh cao là tha thứ cho kẻ thù, những người chúng ta không chọn. Là các sỉ nhục mà chúng ta không có trách nhiệm: các thương tổn thể lý, tâm lý và thiêng liêng. Tính khiêm tốn là mảnh đất trên đó phát triển tình yêu cho Chúa và cho người anh em: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người (Mc 9, 35). Tính khiêm tốn nối kết chúng ta với người khác, đánh thức trong chúng ta mối “lo âu” đến các đau khổ, các thiếu sót của họ và vui với niềm vui của họ, và do đó thay đổi các mối quan hệ giữa con người với nhau. Người khiêm nhường không biện minh, không sỉ nhục anh em mình bằng lời nói, bằng tư tưởng hay bằng hành động. Họ không khinh thường, họ không ghen ghét. Chúng ta biện minh cho mình bằng cách lên án người khác, đó là triền dốc đi xuống triền miên của chúng ta, trong đời sống riêng cũng như trong đời sống công. Cao thượng đích thực là đảm nhận trách nhiệm của mình; biết trách nhiệm “trong tất cả và cho tất cả.” Lòng khiêm tốn “nhường chỗ” và tạo trong con người mình một khoảng không gian, một khoảng cách mà chúng ta gọi đó là “trần trụi”, một sự “trần trụi nội tâm” hay một sự “nghèo khó thiêng liêng”. Đó là mảnh đất nội tâm nuôi dưỡng, nó sẽ nuôi dưỡng trong lòng chúng ta những gì tốt đẹp mà chúng ta được gọi phải làm và phải là con người như vậy; nó sẽ nuôi dưỡng tất cả các đức hạnh.

Lòng khiêm tốn của cái nhìn

Hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình (Pl 2, 3).

Khi Thánh Phaolô viết câu này, thêm một lần nữa, ngài muốn nói đến cái nhìn. Đây là tự nhìn bản thân mình với lòng khiêm nhường và sự thật để nhìn người khác với tất cả những gì mình không có, không ganh tị, không thèm muốn. Đây là nhìn người khác mà không phóng chiếu, không muốn gì hết, không cố nắm bắt. Nhìn người khác với lòng khiêm tốn là không làm để họ phù với mình, họ như thế nào mình nhìn như thế ấy, với những gì không thấy được trong cái ‘hữu hình’ đó là một cách khác nhìn chính cái đà trong con mắt mình (Lc 6, 41), cái đà này chận năng lực thần thánh, làm cho trái tim trở thành trái tim bằng đá không có khả năng yêu thương. Quý trọng người khác, nhìn họ như là người tốt nhất, khi đó chúng ta vào được trong lòng thương xót Chúa, trong cái nhìn của Chúa.

Marta An Nguyễn dịch

(Còn tiếp)

Xin đọc thêm: Từ kiêu ngạo đến khiêm nhường. Từ thông minh đến kênh kiệu 1-6

 Khiêm tốn để đứng thẳng  2-6