Nạn nhân Argentina bị lạm dụng mong gặp Đức Phanxicô
la-croix.com, Xavier Le Normand, 2020-02-18
Cô Claudia Labeguerie, anh Ezequiel Villalonga và ông Daniel Sgardeli trong cuộc họp báo ở phi trường Buenos Aires ngày 14 tháng 2-2020. Hình RONALDO SCHEMIDT / AFP
Các nạn nhân câm-điếc, nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục ở Argentina đến Rôma từ ngày 20 đến 22 tháng 2 để xin gặp Đức Phanxicô. Theo luật sư của họ, Giáo hội đã không phản ứng trước các báo cáo và vẫn còn chặn việc bồi thường cho nạn nhân.
Đây là vấn đề gì
Năm 2016, công lý Argentina đã bắt các linh mục lạm dụng tình dục xảy ra trong Viện Próvolo, một trường tôn giáo có tiếng dạy cho các học sinh bị câm điếc ở Mendoza. Cuộc điều tra cho biết, các học sinh nội trú tuổi từ 4 đến 17 đã bị hai linh mục và ba nhân viên hành chính lạm dụng và hãm hiếp. Luật sư Lucas Lecour, một trong các luật sư của các nạn nhân giải thích cho báo La Croix, “một trong hai linh mục bị kết án 45 năm tù, thời gian tù lâu nhất chưa từng có đối với một linh mục lạm dụng.”
Luật sư nói tiếp, linh mục đương sự là người Ý, trước hết linh mục lạm dụng ở Viện Próvolo, Vérone là trụ sở chính của Viện ở Ý, trước khi được chuyển qua Argentina. Sau đó linh mục được thuyên chuyển đến một trung tâm ở thành phố La Plata, linh mục lại tái phát và lần này được chuyển đến Mendoza.
Nạn nhân buộc tội Giáo hội
Sự bất bình của nạn nhân chống các tổ chức giáo hội thì rất nhiều. Theo luật sư Lucas Lecour, việc gởi linh mục Ý đi Argentina sau khi đã có các tố giác đầu tiên ở Vérone. Khi qua Argentina thì không có một biện pháp nào để theo dõi. Mặt khác, các lạm dụng lại tái phạm ở Viện Próvolo Argentina bởi các linh mục khác, chỉ chuyển đi hoặc về hưu. Luật sư Lecour tố cáo: “Giáo hội không muốn cho chúng tôi danh sách các linh mục ở trong các trung tâm này. Càng khó hơn nữa để cho người câm-điếc biết tên người lạm dụng mình.”
Luật sư nói tiếp, dù các linh mục bị lên án, Giáo hội không bằng lòng bồi thường cho các nạn nhân, lại nhân lên các thủ tục để trì hoãn các quyết định về vấn đề này. Ông buộc tội: “Giáo hội từ chối bồi thường, trong khi các nạn nhân là những người nghèo nhất, họ cần các khoản tiền này để chữa trị, nhất là về mặt tâm lý”.
Luật sư Lucas Lecour cũng để Vatican ở ghế bị cáo. Năm 2015, các nạn nhân của Viện Próvolo ở Vérone đã gởi một thư đến Đức Phanxicô, họ lo lắng vì linh mục đã hãm hiếp họ vẫn còn tiếp xúc với trẻ em, ông tố cáo: “Nhưng Vatican đã không làm gì và đã chờ các báo cáo trước công lý Argentina năm 2016 để gởi các nhà điều tra”.
Các nạn nhân chờ gì khi họ đến Rôma
Luật sư Lucas Lecour cho biết: “Chúng tôi đã xin cho các nạn nhân được gặp Đức Phanxicô để họ trực tiếp kể câu chuyện của mình cho ngài nghe, nhưng chúng tôi chưa nhận được câu trả lời. Chúng tôi muốn ngài tiếp chúng tôi chứ không qua trung gian, vì trường hợp này không những rất nặng mà còn liên quan đến quê hương của ngài.”
Ông hy vọng Đức Phanxicô có thể có các “hành động khẩn cấp”, nhất là khi Giáo hội Argentina từ chối hợp tác với công lý, lập luận rằng họ không bị buộc phải làm như vậy vì điều ước năm 1966 đã được thiết lập, dù giáo hoàng dỡ bỏ bí mật giáo hoàng về các trường hợp lạm dụng.
Ngoài các nỗ lực để gặp Đức Phanxicô, các nạn nhân Argentina sẽ họp với các nạn nhân khác trong một buổi canh thức chiều thứ bảy 22 tháng 2 trước thánh đường Saint-Ange, đối diện với Vatican. Trước khi đến Rôma, vào đầu tuần, các nạn nhân Argentina đã trình bày trường hợp của họ trước các Ủy ban chống tra tấn và Ủy ban bảo vệ quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc tại Geneva.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: “Tôi không thích Giáo hội; giáo hoàng yên lành ở Vatican.”
Ông Daniel Sgardeli và cô Claudia Labeguerie