Putin ở Vatican: Trọng kính Đức Giáo hoàng, hiện nay ngài có bao nhiêu sư đoàn?

3724

Putin ở Vatican: Trọng kính Đức Giáo hoàng, hiện nay ngài có bao nhiêu sư đoàn?

atlantico.fr, Jean-Baptiste Noé, 2019-07-06

Ngày thứ năm 4 tháng 7-2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Đức Phanxicô lần thứ ba tại Vatican. Cuộc hội kiến tập trung chủ yếu vào Syria, Ucraina và Venezuela.

Atlantico: Chiều dày của cuộc hội kiến giữa Vladimir Putin và Đức Phanxicô cũng như các cuộc gặp gỡ thường xuyên của giáo hoàng với các nguyên thủ quốc gia nói chung, cho thấy ảnh hưởng ngoại giao Vatican trên thế giới như thế nào?

Jean-Baptiste Noé: Tòa thánh là nhân vật chủ chốt trong quan hệ quốc tế và chuyến đi của Vladimir Putin một lần nữa chứng minh điều này. Tổng thống Nga đã đến thăm Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô, vì vậy đây là sự liên tục của các mối quan hệ đã có từ trước. Chúng ta còn nhớ chuyến thăm Đức Gioan-Phaolô II của Mikhail Gorbachev ngày 1 tháng 12 năm 1989. Giữa sự thù địch của các Sa hoàng chính thống giáo và sau đó là của Liên Xô chống lại Vatican, các mối quan hệ tốt đẹp giữa Maxcơva và Vatican ngày nay chấm dứt sự gián đoạn liên hệ trong lịch sử của cả hai nước.

Hai hồ sơ được coi là ưu tiên: Ucraina và Syria. Về Syria, hai nước có quan điểm phù hợp nhau. Hai bên phản đối các cuộc không tập của phương Tây, cả hai đều hiểu lật đổ Bashar al-Assad thì chắc chắn người hồi giáo sẽ chiến thắng.

Vụ Ucraina tế nhị hơn, vì sự hiện diện của Giáo hội công giáo Hy Lạp từ chối sáp nhập Crimea và sự can thiệp của Nga vào Ucraina. Một Giáo hội không được Giáo hội chính thống thích, họ cho rằng Giáo hội công giáo Hy Lạp vẫn trung thành với Rome.

Hơn nữa, Đức Phanxicô đã tiếp các nhà lãnh đạo của Giáo hội công giáo Hy Lạp Ukraine vào ngày 5 và 6 tháng 7 tại Vatican. Một cuộc họp kiên định và thiêng liêng và Đức Phanxicô mời gọi các thành viên của Giáo hội này tiếp tục trung thành trong hy vọng.

Vatican là chặng đường ngoại giao không thể thiếu đối với nhiều nguyên thủ quốc gia khi họ đến Ý. Xin ông giải thích làm thế nào mà Đức Phanxicô lại trở nên cần thiết như thế? Điều này luôn là như vậy với ngoại giao Vatican hay được tăng thêm từ khi có Đức Phanxicô?

Không có thay đổi đáng kể đối với Đức Phanxicô; đó là di sản của Đức Gioan-Phaolô II để lại. Nhưng bây giờ các nguyên thủ quốc gia đi nhiều hơn so với trước. Năm mươi năm trước, chuyến đi của  một nguyên thủ quốc gia đến một quốc gia nước ngoài là sự kiện phi thường. Ngày nay là chuyện bình thường. Khi họ đi du lịch nhiều, họ đến Rôma và vì thế họ đến thăm giáo hoàng. Chỉ có một người từ chối không đến thăm, đó là Tập Cận Bình khi ông đến Ý vào tháng 3 năm 2019. Tòa Thánh mời ông đến gặp Đức Giáo hoàng, và đó sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, nhưng ông không muốn. Vì ông tăng cường đàn áp chống lại người công giáo Trung Quốc, bất chấp đã có thỏa thuận với Tòa thánh nên ông có thể cảm thấy không thoải mái khi phải đối diện với Đức Phanxicô.

Các đường hướng bảo vệ/tấn công Vatican về mặt ngoại giao và trên thế giới các quốc gia nào là quốc gia gần hay xa với Vatican? Và dựa trên cơ sở nào?

Ngoại giao là nói chuyện với tất cả mọi người, kể cả và nhất là gần như với các chính phủ ít có thiện cảm nhất: Tòa Thánh bảo vệ sự an toàn của các kitô hữu trên khắp thế giới. Rõ ràng là trong số các quốc gia, một số quốc gia quan trọng hơn một số khác. Ngày nay, Tòa Thánh có ba hồ sơ ưu tiên: Trung Đông, với việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, Venezuela và người di cư. Để giải quyết các vấn đề này, Tòa Thánh đối thoại qua các hành động từ thiện. Tất cả đều không thành công, nhưng ngoại giao là cố gắng không ngừng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Ông luôn đến trễ, nhưng không như Trump, Putin biết rành đường đến Vatican