Đức Phanxicô tiếp cô Nadia Murad, Giải Nobel Hòa bình năm 2018 và Giải Sakharov năm 2016
fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2018-12-20
Văn phòng báo chí Tòa Thánh loan tin, ngày thứ năm 20 tháng 12-2018, Đức Phanxicô đã tiếp cô Nadia Murad, Giải Nobel Hòa Bình năm 2018, người sống sót và chứng nhân của nạn diệt chủng người Yêziđi do nhóm Hồi giáo ISIS gây ra.
Đây là buổi tiếp kiến riêng không có trong bản thông báo đặc biệt của Vatican.
Cùng với bác sĩ phụ khoa Denis Mukwege, cô Nadia Murad nhận Giải Nobel Hòa Bình do các cố gắng của cô để chấm dứt tình trạng xem bạo lực tình dục như một vũ khí chiến tranh.
Cô đã tặng Đức Phanxicô quyển sách Để tôi là người cuối cùng (Pour que je sois la dernière, nxb. Fayard, 2-2018) của cô.
Nadia Murad Basee Taha, người phụ nữ trẻ Yêziđi đã sống sót sau vụ buôn người, cô cũng đã gặp Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày 3 tháng 5 năm 2017.
Năm 2016 cô đã được đề cử để nhận Giải Nobel Hòa Bình, cô được đề cử làm Đại sứ thiện nguyện của Liên Hiệp Quốc trong việc chống nạn ma túy và tội ác (ONUDC) để bảo vệ nhân phẩm cho những người sống sót sau các vụ buôn người. Đây là lần đầu tiên một người sống sót sau các các khổ cảnh được đề cử vào chức vụ này.
Cô Nadia Murad, 25 tuổi đã bị nhóm Hồi giáo ISIS bắt tại Irak năm 2014 cùng với những người Yêziđi khác, một sắc dân thiểu số tôn giáo. Cô kể trong lần nói chuyện ở Liên Hiệp Quốc ngày 16 tháng 12 năm 2016, các người đàn ông và các thiếu niên nam đã lạnh lùng hạ sát người dân Yêziđi theo lệnh của nhóm Hồi giáo ISIS. Cô chịu đựng nhiều cảnh khốn đốn, bị mua và bị bán đi bán lại nhiều lần.
Ông Ban Ki Moon, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã xin các quốc gia “phê chuẩn và áp dụng trọn vẹn Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và nghị định thư về buôn bán con người”. Ông cũng xin “các chính quyền, các công ty và các đối tác ủng hộ Quỹ tự nguyện của Liên Hiệp Quốc giúp các nạn nhân của nạn buôn người, đặc biệt buôn phụ nữ và trẻ em”.
Người Yêziđi là dân tộc thiểu số người kurde có 4000 năm lịch sử, họ theo đạo đơn thần xuất phát từ các tín ngưỡng xa xưa của người kurde, nhưng có thêm các yếu tố của đạo hồi sunnit và của sufi.
Ngày 13 tháng 12 năm 2016 cô Nadia Murad và Lamya Aji Bachar đã cùng nhận giải Sakharov tại nghị viện Âu châu dành cho những người bảo vệ nhân quyền.
Trên báo L’Osservatore romano, các cô đã không ngần ngại dùng chữ diệt chủng để nhắc đến việc “có hơn ba ngàn người trẻ Yêziđi đã bị bắt làm nô lệ”. Các cô hy vọng cộng đoàn quốc tế thành lập “các vùng được bảo vệ cho nửa triệu người Yêziđi sẽ chết hoặc đến được Âu châu”. Các cô cũng mong Tòa án Hình sự quốc tế phán quyết về các “tội ác chống nhân loại” do nhóm Hồi giáo ISIS gây ra.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Yêziđi: Nadia Murad kêu gọi sự bảo vệ quốc tế cho người Yêziđi
Nadia Murad, Giải Nobel Hòa Bình “cho tất cả các phụ nữ”
Cô Nadia Murad sẽ tặng tiền thưởng giải Nobel Hòa bình cho nạn nhân bị lạm dụng tình dục