Đối với linh mục Pedro, giáo dục là ưu tiên tuyệt đối
infochretienne.com, 2018-11-30
Ở các nước kém phát triển, 9 trẻ em trên 10 ở tuổi đi học không được đi học, không biết đọc. 8 trên 10 trẻ em không biết làm toán.
Ở Madagascar, 1,4 triệu trẻ em không được đến trường. Dù vậy, việc đến trường là ưu tiên tuyệt đối để ra khỏi tình trạng kinh tế yếu kém kéo dài ở các nước này từ cả chục năm nay. Với hệ thống các làng Akamasoa, Cha Pedro kéo các em ở các làng ra khỏi đống rác, ra khỏi hè phố và đưa các em đến trường. Đưa các em ra khỏi tương lai tạm thời của đống rác để các em có thể xây dựng một tương lai vững chắc. Nhưng các cơ sở hạ tầng của Nhà nước thì yếu kém.
Trẻ em của đống rác
Cha Pedro bàng hoàng khi đến đống rác Tananarive, cha thấy trẻ em sống giữa đống rác và đấu tranh để sống còn giữa thú vật hoang dã. Cha tự hứa mình phải hành động. Những ngày sau chuyến thăm này, cha đến dạy học cho các em bé này dưới bóng cây. 30 năm sau, Akamasoa có một hệ thống giáo dục vững chắc từ nhà trẻ đến cấp cao.
Năm học vừa qua có gần 14 000 trẻ em được đến trường trong các làng Akamasoa, với 22 cơ sở giáo dục: 5 nhà trẻ và trường mẫu giáo, 6 trường tiểu học, 4 trường trung học, 2 trường trung học cao cấp, 3 trường cao đẳng, 2 xưởng huấn nghệ. Các sinh viên muốn học cao theo các chuyên ngành như y khoa, quản trị, xã hội thì được Akamasoa cấp học bổng hỗ trợ cho các chi phí học hành và di chuyển.
Một thách đố ở một nơi mà “các trẻ em con nhà nghèo, nhất là ở vùng ngoại vi sẽ không dễ dàng đi học như các trẻ em ở thành phố có điều kiện thuận tiện hơn.
Akamasoa, một hệ thống giáo dục dành cho những người nghèo nhất
Trước khi dạy, phải nuôi ăn
Để đưa một trẻ em đến trường, đầu tiên hết phải đưa em đó ra khỏi tình trạng suy dinh dưỡng. Một nửa trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Theo Cha Pedro, trước khi dạy phải nuôi ăn. Vì thế các căng tin Akamasoa cung cấp cho các em đi học mỗi ngày một bữa ăn. Với các em lớn hơn thì không có các bữa ăn nấu sẵn. Akamasoa cho các em vật liệu để các em tự lập dần dần, các em tự nấu lấy. Năm vừa qua có 1.6 triệu bữa ăn được cung cấp cho các em.
Tổ chức Được làm bởi Lòng trắc ẩn (Made In Compassion) cùng làm việc với Cha Pedro để hỗ trợ cho chương trình này: nuôi 2000 trẻ em ăn để các em được đến trường. Với 15 âu kim, các em được ăn ở căng tin một tháng. Tặng một bữa ăn là tạo cơ hội cho trẻ em đến trường, được giáo dục và xây dựng một tương lai ngoài đống rác.
Akamasoa, một hệ thống giáo dục có chất lượng
Hệ thống giáo dục Akamasoa được quốc gia Madagascar công nhận. Các thầy cô giáo, các người phụ trách các xưởng huấn nghệ được công nhận: 464 thầy cô và 109 người phụ tá. Vấn đề giáo dục ở các địa phương của Madagascar là một vấn đề lớn. Ở các làng Akamasoa, trẻ em có nhiều cơ sở. Năm ngoái, một tòa nhà mới với 10 phòng học đã được xây ở một trong các ngôi làng, và một trường với hai ngôn ngữ anh, pháp cũng đã được khánh thành. Trẻ em có thư viện để đến mượn sách và dụng cụ học đường. Ngoài ra còn có các sinh hoạt thể thao, giải trí để đưa các em thoát ra khỏi tình trạng đau buồn hàng ngày, có khi các em lại có huy chương thể thao của vùng!
Akamasoa, một hệ thống giáo dục phù với nhu cầu của đất nước
Ở Madagascar, đến trường là một may mắn
Ở Madagascar, đến trường là một may mắn. Tuy vậy khi các em học xong cũng chưa đủ để các em có khả năng cần thiết để xây dựng một tương lai vững bền. Việc rèn luyện chỉ phù một ít với nhu cầu việc làm ở bán đảo.
Làm thế nào để trở nên tự lập?
Tất cả quây chung quanh vấn đề: Làm thế nào để trở nên tự lập? Các xưởng huấn nghệ phù hợp với nhu cầu phát triển. Ở các trường cao đẳng sư phạm, các thầy cô giáo được đào tạo vững. Họ có thể dạy khắp nơi trên đảo, trong các trường làng. Các xưởng huấn nghệ điện, thợ mộc, thợ nề, thợ ống cống huấn luyện cho các học sinh và các em đã có thể chế tạo các dụng cụ cần thiết cho làng: cột điện, bàn ghế, dụng cụ vệ sinh… Một chương trình hợp tác với vườn ươm cây để… trồng lại rừng! Mỗi năm trẻ em trồng hàng ngàn cây vào mùa mưa và chăm sóc chúng vào mùa khô. Một chương trình lợi ích không tả khi Madagascar bị nạn phá rừng hủy hoại.
Với con số 21% ở tuổi tiểu học không được đến trường, vùng Thượng sa mạc Sahara của Phi châu là vùng có tỷ số các em sống bên lề cao nhất. Nhưng ở Madagascar, Cha Pedro và các thầy cô giáo của Akamasoa vực dậy thách thức này mỗi ngày, để đưa các em sống trong đống rác có một tương lai tốt hơn. Từ nhà trẻ đến các lớp cao hơn, các em nhận một giáo dục chất lượng, bảo đảm một tương lai an bình, thoát được nạn nghèo khổ.
Marta An Nguyễn dịch
Trang web Akamasoa: http://www.perepedro-akamasoa.net/