Olivier Savignac: “Tôi, nạn nhân, điều tôi muốn nói với các giám mục”

288

Olivier Savignac: “Tôi, nạn nhân, điều tôi muốn nói với các giám mục”

lavie.fr, Sophie Lebrun, 2018-10-24

Olivier Savignac bị một linh mục lạm dụng tình dục lúc 13 tuổi. Bốn ngày sau phiên tòa của người tấn công mình, ông sẽ đi Lộ Đức để làm chứng trong lần họp hội nghị toàn thể các giám mục, ngày 3 tháng 11 ở Lộ Đức.

Đức Giám mục Luc Crepy phụ trách cuộc chiến chống ấu dâm trong Giáo Hội đã cho báo La Vie biết: các nạn nhân của các vụ ấu dâm sẽ có mặt tại hội nghị toàn thể các giám mục được tổ chức tại Lộ Đức vào mùa thu này. Thứ bảy, ngày 3 tháng 11, họ sẽ nói chuyện với các giám mục trong bốn diễn đàn với một chủ đề cụ thể: tác động của sự lạm dụng trên cuộc sống của họ, cách thức mà Giáo Hội có thể đáp ứng với các lời chứng này, sửa chữa có thể, các tổn thương về mặt thiêng liêng… Các chủ đề được đề cập dưới một hình thức chưa từng có cho cuộc họp lớn này của các giám mục, không phải chỉ để chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, nhưng để tham gia vào một phản ánh chung về hành động có thể có của Giáo hội Công giáo chống lại tai họa này.

Nhưng cuộc gặp gỡ xảy ra mà không có sự hiện diện của tổ chức Lời Được Giải Phóng, một hiệp hội của các nạn nhân được được thành lập bởi các cựu hướng đạo sinh Lyon từng bị linh mục Bernard Preynat lạm dụng. Vào giữa tháng 10 vừa qua, Hiệp hội tuyên bố sẽ không đến Lộ Đức. Chướng ngại: cách thức họp, Hiệp hội mong được lên tiếng trước tất cả các giám mục chứ không phải chỉ trong các nhóm nhỏ. Ông François Devaux, chủ tịch  Hiệp hội đã không nương lời trong e-mail ngày 10 tháng 10 gởi cho Giám mục Luc Crepy: “Ai sẽ vào nhà khi họ không được chào đón? Và đó là những gì cha đề xuất với chúng tôi bằng cách từ chối tiếp chúng tôi ở phòng họp khoáng đại của cha.” Tuy nhiên, tám nạn nhân sẽ đến. Trong số các nạn nhân có ông Olivier Savignac, ông bị tấn công lúc 13 tuổi trong một trại của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Mej) … cách thành phố Đức Mẹ vài cây số. 

Vì sao ông đến gặp các giám mục ở Lộ Đức?

Tôi đã thực hiện yêu cầu này trong hai năm. Nói cách khác, tôi thấy đây là sự kiện lịch sử! Lần đầu tiên các giám mục chấp nhận tiếp những người bị linh mục hoặc tu sĩ lạm dụng tình dục trong thời thơ ấu của họ. Hội đồng các nam nữ tu sĩ Pháp gởi lời mời đến ba nạn nhân vào cuối tháng 6 vừa qua, trong số đó có tôi, để tham dự một ngày đào tạo, việc này đã góp phần trong bước ngoặt này. Trong một cuộc họp gay go, rất tôn trọng, chúng tôi đã nói những gì chúng tôi đã phải chịu đựng, nhưng sau đó là đau khổ, khả năng phục hồi, trước 120 tỉnh dòng. Một tín hiệu mạnh mẽ được gửi đến Hội đồng Giám mục của Pháp: khó khăn đối với các giám mục, và sau đó, không làm gì cả. 

Việc trao đổi của ông diễn ra như thế nào?

Ở các tòa nhà của đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, tám nạn nhân sẽ can thiệp trong các diễn đàn nhỏ trong vòng một giờ mười lăm phút, Các giám mục chia thành bốn nhóm và chúng tôi từng hai người một, sẽ nói trước các nhóm giám mục, mỗi người sẽ đề cập đến một chủ đề. Các chủ đề không được chính thức hóa, nhưng chúng tôi muốn giải quyết các vấn đề về tổn thương và lạm dụng về mặt thiêng liêng, phòng ngừa, quy chế nạn nhân, sửa chữa, tái dựng lại bằng đức tin. Và tại sao lại không có câu hỏi về giao tiếp về các chủ đề này, cũng như cách quản lý trong Giáo Hội: các nạn nhân vẫn là những người đã bị ngược đãi, nhưng những người khác bị chấn động sâu sắc, cũng như các linh mục hay tu sĩ, những người chịu đựng sự đồng hóa đè nặng. Thách thức là để thúc đẩy Giáo Hội, để thức tỉnh lương tâm, để trao đổi của chúng tôi là một bước đi mới cho tương lai.

Các giám mục chia thành bốn nhóm và chúng tôi từng hai người một, sẽ nói trước các nhóm giám mục, mỗi người sẽ đề cập đến một chủ đề.

Ông có tiếc vì không có sự hiện diện của ông François Devaux và hiệp hội Lời Được Giải Phóng không?

Tôi thất vọng. Cho đến lúc đó, với các nạn nhân khác nhau, chúng tôi đã làm một công việc chung. Lần này, chúng tôi phải đối diện với sự đã rồi ngay trước khi chuẩn bị cho cuộc họp ở Lộ Đức. Tôi nghĩ rằng Lời Được Giải Phóng thật sự đã có một chỗ đứng với chúng tôi… Về cơ bản, chắc chắn chúng tôi không có tất cả các điều kiện mà chúng tôi muốn – một tham luận ít nhất vài phút trong buổi họp toàn thể -, nhưng cuộc họp này thực sự như một sự đã rồi dù câu trả lời của các giám mục cho yêu cầu này là: “Chúng tôi chưa sẵn sàng đón nhận quý vị trong buổi họp chung.” Thay vì một bài phát biểu chung trong phòng họp lớn thì tất cả chúng tôi sẽ bắt đầu với một tuyên bố giống hệt nhau từ một diễn đàn này qua một diễn đàn khác. Như thế chúng tôi thật sự có cơ hội chia sẻ các mong chờ của chúng tôi với các giám mục trong công việc này và các đề xuất cụ thể của chúng tôi. Chúng tôi có thể làm cho các giám mục hiểu, mục đích của cách tiếp cận của chúng tôi; đến với họ, không chống họ. 

Kỳ vọng của ông cho cuộc họp chưa từng có này là gì?

Kỳ vọng chính của tôi là có được mối quan hệ tôn trọng của tất cả mọi người. Hôm nay, mọi người biết chứng từ của các nạn nhân chạm đến và cần thiết cho nhận thức cá nhân cũng như tập thể. Nhưng với các giám mục, chúng tôi, nạn nhân, chúng tôi không còn ở giai đoạn cảm xúc nữa: chúng tôi đến Lộ Đức để làm việc về các biện pháp cho tương lai, để nêu bật một số khía cạnh quan trọng đối với chúng tôi, có thể không được phát hiện bởi một số giáo hội. Cần thiết phải nói lên mắt trong mắt những gì chúng tôi đã sống, Giáo Hội bây giờ đang ở giai đoạn mà chúng ta phải “cùng nhau làm”, đi tới đàng trước trên chủ đề nghiêm túc, nặng nề này, một chủ đề quyết định cho tương lai của Giáo hội.  Cá nhân tôi rất nhạy cảm với lời mời của các giám mục, tôi thấy đây là lời mời có tính cách biểu tượng. Các giám mục tiếp nhận chúng tôi vào nhà của họ … Nó nhắc cho tôi nhớ câu chuyện của ông Gia-kêu mời Chúa Giêsu: chúng ta có thể không đồng ý, nhưng chúng ta phải nghiêng về phía gặp gỡ, bởi vì chỉ có sự gặp gỡ mới làm thay đổi. Và tất cả có thể xảy đến! Mỗi nạn nhân có một cá tính đặc biệt, một quá trình phong phú. Về phía các giám mục, chúng ta có những con người đầy lòng quan tâm và có các quá trình khác nhau. Có thể chúng tôi không có cùng mức độ mong chờ hoặc nhận thức sự kiện. Tôi nói trong tinh thần nhân hậu, theo nghĩa kitô và trong cái nhìn hy vọng này, tôi đi Lộ Đức. 

Giáo Hội bây giờ đang ở giai đoạn mà chúng ta phải “cùng nhau làm”, đi tới đàng trước trên chủ đề nghiêm túc, nặng nề này, một chủ đề quyết định cho tương lai của Giáo hội. 

Dù vậy ông thường nói, ông ở trong cuộc chiến đấu…

Đúng vậy. Nhưng không phải trong cuộc chiến chống lại các giám mục: một cuộc chiến chống lại thái độ bất lợi cho các nạn nhân, cho những người chung quanh họ và cho xã hội. Bảo vệ bí mật, như đã được làm qua hàng chục năm nay đã đưa đến thảm họa ngày nay. Đó là quả bom nổ chậm, nổ và tạo những lò nổ khắp nơi. Kết quả: Giáo hội ở trong tình trạng yếu đuối, lên đến tận giáo hoàng. Nhưng sự thật luôn chiến thắng, bất chấp mọi thứ.

Cuộc chiến của tôi chủ yếu trước hết là để giải phóng lời nói. Tôi biết có những người đàn ông, phụ nữ, trong gia đình, những người chưa diễn tả lên được. Trong môi trường công giáo, lại càng khó hơn vì có thể có một vòng xích – môi trường xã hội – ngăn cản giải phóng, sợ bị mang tiếng kỳ thị Giáo hội, làm tổn thương gia đình, bị loại trừ khỏi một phong trào hoặc một nhóm tín hữu. Nó không được bình thường! Lời, cho dù có hướng đến một con đường tư pháp hay không, là nền tảng: đó là chìa khóa cho một con đường chữa bệnh cho một số người, tái xây dựng lại cho người khác.

Nếu ông chỉ có một sứ điệp để  huyển đến cho các giám mục, đó là sứ điệp nào?

Mong các giám mục thấy Chúa Kitô nơi các người đau khổ. Chúng ta rất ít nói đến Chúa Kitô trong các chủ đề này và tôi muốn nêu lên: việc chuộc lại cho hàng chục năm mất mát của các nạn nhân được thể hiện qua hành vi đơn giản, khiêm nhường, là đặt mình bên cạnh các nạn nhân. Chúng tôi ở trong Giáo hội, chúng tôi không chống Giáo hội, không cắt đứt với Giáo hội. Nhưng chúng tôi cũng dự phòng: con đường duy nhất để xây dựng lại cho tất cả – vì ngày nay chính toàn Giáo hội đang đau khổ – là con đường sống bên cạnh nhau. Để đến được, phải mở lòng, từ bỏ sự gò bó của thể chế này – thậm chí để nó được hiểu – đặt lời Chúa Kitô vào trọng tâm, để nạn nhân trở nên ưu tiên cho các giám mục.

Con đường duy nhất để xây dựng lại cho tất cả – vì ngày nay chính toàn Giáo hội đang đau khổ – là con đường sống bên cạnh nhau.

Dưới mắt ông, Lộ Đức thể hiện điều gì?

Từ ngày tôi tôi bị lạm dụng đến nay đã 25 năm, hình ảnh luôn Lộ Đức ở trong tâm hồn tôi. Nơi cắm trại mà tôi bị lạm dụng nằm ngay bên cạnh và chúng tôi đến đó. Vào năm 2005, một linh mục tuyên úy hành hương của địa phận Rodez mời tôi đến hát cho các người bệnh với nhóm nhạc rock kitô Pilgrim của tôi. Tôi đã có các cuộc gặp gỡ khó quên và tôi đã tham gia như người khiêng cáng. Lần cuối cùng tôi đến, tôi là thiện nguyện viên ở các hồ bơi, tôi giúp các em bé tắm… Ở đó, mình ở trọng tâm những gì làm cho mình thực sự là con người. Lộ Đức thể hiện nơi gặp gỡ này với Chúa Kitô qua những gì thực sự là con người thật của mình, các yếu đuối của chúng ta.

Quan điểm của ông về Đức Phanxicô và hành động của ngài chống lạm dụng tình dục là gì?

Câu hỏi rất phức tạp. Tôi không thể phán xét ngài. Nhưng tôi chờ ngài dấn thân cụ thể và làm việc mạnh hơn. Tôi đã thất vọng khi tôi đọc Bức thư gởi dân Chúa: tôi muốn nó gay gắt hơn trên các khía cạnh thực tế của cuộc đấu tranh này – chỗ đứng của các nạn nhân trong Giáo hội, sửa chữa, phòng ngừa. Ăn chay và cầu nguyện là tốt, nhưng chưa đủ! Trong quá trình của tôi, tôi được đánh động bởi sự dấn thân của Đức Bênêđictô XVI. Vào năm 2005, ngài đã đưa ra chính sách không khoan nhượng khi mà trong cuộc sống của tôi, tôi bắt đầu đối diện với các kỷ niệm về vụ lạm dụng của mình. Tôi không phải là người mến chuộng “giáo hoàng ratzinger” nhưng tôi nghĩ: “Cuối cùng đã có một giáo hoàng thẳng thắn đề cập đến vấn đề!” Tôi mong chờ ở Đức Phanxicô, “giáo hoàng của hy vọng”, mong chờ ngài nắm bắt chủ đề này. 

Tôi nghĩ các giám mục là các con bài chủ trong tiến trình chống các vụ lạm dụng.

Ông có tham gia trong cuộc chiến chống nạn giáo quyền của ngài không?

Có. Đó là một trong các nguồn gốc của vấn đề, nhưng nhất là nó được chủ yếu duy trì! Tuy nhiên, tôi tin rằng các giám mục là các con bài chủ của tiến trình chống các vụ lạm dụng. Chỉ có họ, các giám mục, mới thúc đẩy các việc làm ở giáo phận – quy mô mà chúng ta có thể hành động -, tôi không phủ nhận công việc này đòi hỏi một sức mạnh tổng hợp lớn hơn. Chỉ các giám mục mới là gạch nối giữa tín hữu và giữa tín hữu với Rôma.

Tuy nhiên, ông đã ủng hộ việc thành lập một ủy ban nghị viện để điều tra, ủy ban có nhiệm vụ thông tin. Các chính trị gia có nên tham gia nhiều hơn không?

Quốc gia phải có quan điểm. Giáo hội thiếu điểm chuẩn và phương tiện để điều tra kỹ lưỡng. Việc điều tra chính bản thân rất phức tạp, một cái nhìn bên ngoài là điều rất quan trọng. Điều đó nói lên, nếu Giáo hội tự mình đưa ra một cuộc điều tra, nó có thể hữu ích: một cách tượng trưng, qua việc “càn quét” nội bộ của chính mình, người ta sẽ đặt vấn đề. Hậu quả sẽ rất nặng nề … Nhưng khi lạy động tất cả, một lần cho hết, rồi cuối cùng mới có thể sống trong bình an.

Rất biểu tượng đối với tôi, con đường hướng tới các nhân chứng của ánh sáng mà tình cờ lịch trình làm việc vẽ lên. 

Vụ xét xử linh mục tấn công ông, linh mục đã thú nhận tội, và giám mục mà ông đã báo động, tòa đã xử giám mục này tội bao che, chỉ vài ngày trước khi ông đi Lộ Đức…

Phiên tòa diễn ra ngày 30 tháng 10, cuộc họp ngày 3 tháng 11 … và giữa hai ngày này là lễ Các Thánh. Các sự kiện này có tính cách rất biểu tượng đối với tôi, con đường hướng tới các nhân chứng của ánh sáng mà tình cờ lịch trình làm việc vẽ lên. Tôi đã chờ đợi vụ án này từ lâu. Dù hình phạt như thế nào không quan trọng: với các bên dân sự khác, chúng tôi không yêu cầu bỏ tù hoặc số tiền cắt cổ để sửa chữa. Chúng tôi muốn tính hợp pháp và sự công nhận tình trạng của nạn nhân để có thể lật qua trang khác, một cách tượng trưng, từ cái chết qua sự sống. 

Dù bị tấn công, ông vẫn giữ niềm tin …

Tôi là con của Chúa, người em trai nhỏ bé của Chúa Kitô: điều này chưa bao giờ thay đổi. Một cách khiêm tốn, tôi đi cùng với Ngài trên con đường. Nhìn những gì Ngài đã đi qua, ngài đã phải đối diện với ruồng bỏ, Ngài là tấm gương cho tôi thấy tầm quan trọng là không bao giờ được bỏ cuộc. Tôi thường xuyên cầu nguyện, đó là nguồn sống của tôi. Ngay khi có thể, tôi tham dự thánh lễ. Ngay cả khi trình diễn, tôi cũng cầu nguyện trên sân khấu: âm nhạc là liên kết tâm linh giúp cho điều siêu việt. Nét đẹp sẽ cứu thế giới? Đó là điều thúc đẩy tôi mỗi ngày. Tất cả những điều này, các chứng từ tôi phải nói thường xuyên, những điều này đưa tôi vào bóng tối, vì vậy âm nhạc nuôi dưỡng tôi, giúp tôi tìm được ánh sáng. Dù vậy, với tất cả những gì tôi đã sống, tôi vẫn duy trì hy vọng, không những thế, một hy vọng sâu đậm.

Tôi là con của Chúa, người em trai nhỏ bé của Chúa Kitô: điều này chưa bao giờ thay đổi.

Sau Lộ Đức, làm thế nào ông tiếp tục dấn thân đấu tranh vào việc chống lại các lạm dụng tình dục trên trẻ con?

Với các nạn nhân khác sẽ đến, chúng tôi sẽ vun trồng sợi dây liên lạc với các giám mục. Tôi cũng dấn thân trong một nhóm suy tư thần học, với các nạn nhân khác và các nhà thần học khác, được gọi là Các-hy vọng (Des-espérances). Nhất là tôi muốn làm việc trong địa phận Rodez (Aveyron) của tôi. Tôi hy vọng rằng việc thành lập ủy ban lắng nghe sẽ được chính thức hóa, và tổ chức một ngày đào tạo và phòng ngừa, như các giáo phận khác đã làm, với các thừa tác viên, các linh mục và giáo dân. Cuối cùng, với nhiều năm kinh nghiệm, là một nghệ sĩ trình diễn âm nhạc trong các trường học, tôi đã có các buổi trình diễn cho trẻ em, tôi nghĩ đến các hành động phòng ngừa liên quan đến việc dạy đạo ở Aveyron. Tôi thực sự muốn thể hiện cuộc chiến chống lại tình trạng ấu dâm trong Giáo hội của tôi, tại địa phương.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Orléans: Ba năm tù cho linh mục phạm tội ấu dâm

Vụ Linh mục Castelet và Giám mục Fort: Trước công lý, vụ án của một thời