Home Vatican La Pietà của danh họa Michelangelo: ánh sáng mới cho một tuyệt...
La Pietà của Michel-Ange, hình từ @ iGuzzini
“La ‘Pietà, đó là đức tin của Michelangelo được khắc trong đá cẩm thạch”
fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2018-10-29
Ngày 29 tháng 10 – 2018, Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, một ánh sáng theo kỹ thuật mới nâng giá trị nét đẹp của tuyệt tác Pietà, tác phẩm do danh họa Michelangelo vẽ được chưng ở nhà nguyện dành riêng cho bức khắc này tại Đền thờ Thánh Phêrô, Vatican.
Ngoài việc thay thế các ánh sáng trước đây bằng điốt phát quang đời mới (LED), kỹ thuật dùng ánh sáng tạo nên tác động ít thấy nhất có thể với một độ sáng trắng và ấm, và với một nhiễm sắc ở mức độ cao nhất.
Đức tin của Michelangelo
Đức Hồng y Angelo Comastri, Quản nhiệm Đền thờ Thánh Phêrô giải thích, “với ánh sáng mới trên cái nhìn khoa học sẽ giúp người xem chiêm ngưỡng và hiểu hơn giá trị rộng lớn tác phẩm của Michelangelo. Bức ‘Pietà’ là đức tin của Michelangelo được khắc trong đá cẩm thạch. Nghệ sĩ muốn nhấn mạnh, gương mặt của Mẹ Maria luôn có một giá trị thời sự: xa lánh tội lỗi là con đường duy nhất để giữ nét đẹp và trẻ trung. Với kỹ thuật ánh sáng mới, chúng ta thưởng thức tác phẩm một cách tốt hơn”.
Về phần mình, ông Pietro Zander, giám đốc Văn phòng bảo tồn và trùng tu Đền thờ Thánh Phêrô nhấn mạnh “yếu tố ánh sáng rất quan trọng. Michelangelo đã chú ý kỹ lưỡng đến vấn đề này, với độ sáng rất thấp, ông cẩn thận mài nhẵn mặt ngoài của cẩm thạch thì chỉ cần một vài ngọn nến là có thể làm nổi lên khối cẩm thạch. Đây là lần đầu tiên mà Ban quản nhiệm Đền thờ Thánh Phêrô lưu ý đến ánh sáng nhiều như vậy”.
Công ty iGuzzini Illuminazione đã thiết lập hệ thống đèn chiếu chia thành từng nhóm mà cường độ ánh sáng có thể điều chỉnh để có thể nghiêng ánh sáng theo các bối cảnh khác nhau mà chúng ta có thể xem qua video này.
Cảnh phía bắc: bức khắc
Ánh sáng tập trung trên bức khắc, còn phần mặt lát, trần và nền được chiếu ít nhất. Chúng ta không thấy hướng chủ động của ánh sáng, nhưng là một thăng bằng sáng-tối làm nổi lên tính mềm dẻo của tác phẩm và người xem có thể ngừng ở một chi tiết đặc biệt nào đó cũng như nhìn sự hài hòa của toàn bộ tác phẩm.
Cảnh phía đông: nguồn ánh sáng
Một nguồn sáng chiếu bên cạnh bức Pietà. Hướng tác động được nêu bật, các bóng mờ được thấy rõ. Ánh sáng dịu của các vòm và nền ôm trọn khối cẩm thạch. Chùm ánh sáng của các máy chiếu trước mặt với các độ nghiêng khác nhau; vòm và mặt lát gần như ở trong bóng tối.
Cảnh phía nam: trọn ánh sáng
Tất cả các máy được thắp sáng. Bức khắc sáng lên hoàn toàn và chính nó là nguồn ánh sáng. Ánh sáng chiếu nhẹ trên các vòm và mặt lát để tất cả ánh sáng tập trung vào bức khắc. Ánh sáng của vòm trung tâm, của dãy cuốn và của các vòm hai bên mạnh hơn.
Cảnh phía tây: hàng ngày
Quan tâm đến khách hành hương và du khách đến xem tác phẩm qua khung kính bảo vệ. Vì lý do này mà ánh sáng ở ngay trước mặt: các chùm sáng đan nhau với các độ nghiêng đối xứng nhau để người xem thấy sự dẻo dai của tác phẩm. Vòm trung tâm được chiếu sáng một cách đồng điệu, còn các dãy cuốn và các vòm hai bên có ánh sáng thấp hơn.
Vụ tấn công năm 1972
Danh họa Michelangelo vẽ bức Pièta giữa những năm 1498 và 1499, Đức Mẹ nhận xác Chúa Kitô từ Thập giá xuống trước khi đặt vào mồ, được Sống Lại và Lên Trời. Bức khắc được vẽ theo đơn đặt hàng của hồng y người Pháp Jean Bilhères de Lagraulas, cha xứ đền thánh Saint-Denis (Paris), hồng y là đại sứ Pháp ở Tòa Thánh.
Bức khắc được dùng để trang hoàng cho đài tưởng niệm của vua quá cố Charles VIII nước Pháp, qua đời ngày 7 tháng 4 năm 1498 -, ở nhà nguyện Sainte-Pétronille, còn được gọi là nhà nguyện “các vua nước Pháp” của cựu Đền thờ Thánh Phêrô.
Nhà điêu khắc thiên tài chọn cẩm thạch Carrare từ vùng đá Polvaccio, ông chọn do màu kem của nó để nhìn giống như làn da.
Ngày 21 tháng 5 năm 1972, ngày lễ Chúa Hiện Xuống, ông Laszlo Toth (1938-2012), một người Hung di dân ở Úc 33 tuổi bị vấn đề tâm thần đã dùng búa địa chất phá đập bức tượng 15 cú, làm bể một phần mũi của Đức Mẹ và một phần cánh tay. Sau đó ông đã phải vào bệnh viện hai năm ở Ý trước khi về lại Úc.
Công việc phục hồi lại vụ phá hoại này đã giúp khám phá bên bàn tay trái của Đức Mẹ có khắc chữ ký tắt của Michelangelo đã ẩn giấu từ gần 500 năm: một chữ “M” vẽ trong lòng bàn tay với các đường chỉ tay.
Bức khắc được phục hồi và đường được đặt trong lồng kính chắn đạn để bảo vệ.
Marta An Nguyễn dịch
Thích điều này:
Thích Đang tải...