Denis Mukwege và Nadia Murad, Giải Nobel Hòa Bình 2018
parismatch.com, Ban biên tập, 2018-10-05
Giải Nobel Hòa bình năm 2018 được trao cho bác sĩ Denis Mukwege và bà Nadia Murad “cho các cố gắng của họ để chấm dứt dùng bạo lực tình dục như một vũ khí chiến tranh”.
Hai nhân vật bảo vệ cho quyền phụ nữ được vinh danh. Ngày thứ sáu 5 tháng 10, giải Nobel Hòa bình được trao cho bác sĩ Công-gô Denis Mukwege và bà Nadia Murad, phụ nữ người Yêzidi cho các cố gắng của họ để chấm dứt dùng bạo lực tình dục như một vũ khí chiến tranh. Người thứ nhất là bác sĩ phụ khoa “vá sửa lại các phụ nữ” nạn nhân các lạm dụng tình dục, người thứ nhì là một cựu con tin của nhóm Hồi giáo ISIS, bà đã trốn sau ba tháng làm nô lệ tình dục.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016, bác sĩ Denis Mukwege tuyên bố: “Khi chúng ta hủy hoại người phụ nữ là chúng ta hủy hoại xã hội.” Ông tố cáo các bạo lực tình dục mà phụ nữ là nạn nhân , bạo lực được dùng như vũ khí chiến tranh ở Kivu. Người ngược xuôi đi khắp nước Công-gô để mổ cho hàng ngàn phụ nữ tố cáo: “Chúng tôi cần các hành động cụ thể. Các người chủ trương và các người trách nhiệm phải trả lời cho các hành động của họ và phải trả giá. Chọn ba hoặc bốn lãnh tụ chiến tranh để đưa họ ra tòa là chưa đủ. Đối với các nạn nhân, điều này chẳng nói lên được gì! Vấn đề lớn là các phụ nữ bị hiếp này, mỗi ngày họ gặp các người hiếp mình trong làng.” “Tình trạng nào cho người không còn chỗ của mình là mẹ, là chị, là con gái? Bộ phận sinh dục của họ đã bị hủy khi họ bị hiếp, họ bị chồng, bị gia đình ruồng bỏ. Họ không cầm được nước tiểu, họ không còn nuôi được con, họ bị mọi người khinh miệt. Họ sợ ra đồng làm việc. Tôi đã thấy trong bệnh viện của tôi một phụ nữ tôi đã mổ sau một vụ hiếp. Bà đã cầm được đường tiểu, đã về làng sinh sống, đã ra đồng làm việc … và bà lại bị hiếp một cách dã man. Bây giờ bà không muốn rời bệnh viện nữa.” “Cách đây 15 năm, tôi chưa bao giờ mổ một em bé gái bị hiếp với vùng xương chậu vị vỡ tung. Bây giờ tôi vừa công bố 251 trường hợp trẻ em bị xẻo. Ở Âu châu, người hiếp dâm tìm cách che giấu tội ác của mình; trong trường hợp tệ nhất, họ giết nạn nhân. Ở các làng Kivu, người hiếp dâm đem em bé họ vừa hiếp về gia đình em và nói: ‘Nhìn đây, chúng tôi có thể làm như vậy!’ Thật là kinh hoàng.”
Sau khi nhận Giải Sakharov năm 2014, ông tóm tắt tội ác này: “Đây là vũ khí tuyệt đối. Không có chiến tranh nào tệ đến như thế!”
“Đến một lúc, hiếp dâm là chuyện tôi phải lo suốt đời”
Một cuộc chiến chống bạo lực tình dục được bà Nadia Murad cùng chia sẻ. Trong quyển sách “Để tôi là người cuối cùng”, bà kể chuyện đời sống hàng ngày khủng khiếp của mình, trong vòng ba tháng bà bị người canh ngục và những người khác hiếp mỗi ngày: “Đến một lúc, chuyện hiếp dâm là chuyện tôi phải lo suốt đời. Nó trở thành đời sống hàng ngày của bạn. Bạn không biết ai là người sẽ mở cửa phòng mình sắp tới, bạn chỉ biết khi họ đến và ngày hôm sau có thể còn tệ hơn hôm nay. Khi nào bạn cũng chỉ nghĩ đến chuyện làm sao để trốn.” Từ khi bà trốn được năm 2014, bà đi khắp thế giới kêu gọi các nhà cầm quyền chống nhóm Hồi giáo ISIS và đòi hỏi phải có công lý. “Câu chuyện của tôi […] là vũ khí hiệu quả nhất mà tôi có để đấu tranh chống nạn khủng bố và tôi muốn dùng nó để phục vụ.”
“Sau khi bị nhóm Hồi giáo ISIS bắt, chúng tôi muốn đến Đức để bắt đầu một đời sống mới nhưng không thể được… Chúng tôi không thể có hạnh phúc và không thể làm chuyện gì khác khi những người trách nhiệm nhóm Hồi giáo ISIS chưa được công nhận, khi các tội ác chống người Yêzidi và các nhóm người thiểu số khác ở Irak chưa được tố cáo. Năm 2016, khi cùng với bà Lamiya Aji Bashar, một cựu con tin của nhóm Hồi giáo ISIS nhận Giải Sakharov, bà Nadia Murad tuyên bố: “Nếu chúng tôi im lặng thì các phụ nữ, các trẻ em vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của những chuyện kinh hoàng này và đó là chuyện xấu nhất có thể xảy ra. Điều quan trọng là phải có công lý một cách hợp pháp.”
Tháng 6 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Giải Sakharov tổ chức ở Bruxelles, nước Bỉ, bà tuyên bố: “Sự đau khổ của dân tộc Yêzidi vẫn còn. Nhưng thế giới cần câm lặng về số phận của chúng tôi. Cộng đồng quốc tế phải mang lại phẩm cách cho người Yêzidi.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: Denis Mukwege, bác sĩ phép lạ
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày thứ tư 3 tháng 5-2017, Đức Phanxicô đã gặp bà Nadia Murad Basee Taha