Đức Giáo hoàng, các chữ và các khó khăn

306

Đức Giáo hoàng, các chữ và các khó khăn

Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày 4 tháng 4 – 2018 tại Quảng trường Thánh Phêrô (Ảnh: Giuseppe Ciccia / Pacific Press)

lavie.fr, Jean-Pierre Denis, Chủ biên, 2018-08-29

Tám tháng trước, tháng 1 – 2018, tôi nhắc đến “hố không khí” mà Đức Phanxicô khi đó đang đi qua. Trên nguyên tắc, hố không khí thì không làm chết người. Hành khách được mời ngồi, phi hành đoàn ngưng phục vụ thức ăn. Máy bay rung mạnh nhưng rồi cũng vững vàng qua cơn. Sau chuyến đi thảm họa ở Chi-lê, Đức Phanxicô lại lặp lại kinh nghiệm này. Vụ từ chức tập thể của hội đồng giám mục bị sa lầy trong vụ Karadima đánh dấu một bước ngoặt đau thương nhưng hữu ích. Nhưng mùa hè đã không diễn ra tốt đẹp. Các tiết lộ không chối cãi được, chúng ít nhiều có căn cứ, tranh cãi ba xu, các phiền toái lại tiếp tục, tầm mức quan trọng không đều nhưng nhịp nhàng. Hạt cát dù nhỏ nhưng cũng làm kẹt máy. Giới truyền thông sôi sục như thời Đức Bênêđictô XVI. Khốn khổ cho ngành ký giả xưa cổ là phải kiểm chứng sự việc và đặt các lời nói vào đúng bối cảnh của nó! Trên giàn thiêu là giáo hoàng được mến chuộng, ngày hôm qua còn được chứng nhận hiện đại, tiến bộ, sáng suốt! Các vấp váp nhỏ khi nói trở thành hố thẳm của giao tiếp. Điều này làm bực tức, làm giảm nhẹ, làm ầm ĩ, vậy còn muốn gì hơn nữa? Tất cả có vẻ như thái quá và ở nhiều khía cạnh thì thật không đáng kể.

 

Ở thời buổi của các trang mạng xã hội, các phẫn nộ được bắt chước một cách vô ý thức và các cảm xúc toàn cầu, sự đảo ngược tàn bạo của hình ảnh là nằm trong chuẩn mực. Và nếu chúng ta bình tĩnh nhìn sự việc, chúng ta sẽ thấy Đức Phanxicô là người ít cầu kỳ, ngài chọn cách nói không lọc, đôi khi nói phỏng chừng, chẳng hạn, cho người công giáo bài học một cách nhanh chóng như “đẻ như thỏ”, hoặc các nữ tu không được như “các cô gái già”. Đôi khi ngài ứng khẩu, có vẻ như bằng lòng với lời nói suông, vừa nói vừa suy nghĩ hay suy nghĩ sau đó.  Đó là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của ngài. Sự quyến rũ của ngài lại trở thành thảm họa cho ngài. Mọi người đều hiểu ngài, cho đến một lúc mọi người không hiểu nữa, đôi khi đơn giản chỉ vì ngài mệt mỏi, ngài như mọi người, một người bình thường. Hoặc dường như ngài bị tước hết chẳng còn gì trước các chống đối, các tấn công, trước các hận thù ngấm ngầm.

Các lời kêu gọi của Đức Phanxicô để huy động tất cả tín hữu như hơi rỗng.

Nhưng chúng ta đừng lẩn khéo nội dung. Trong bức thư dài ngài viết cho các tín hữu công giáo về các vụ lạm dụng tình dục, ngài đã dùng những chữ mạnh như “nhục nhã, ăn năn”. Nhưng thành thật mà nói, lời kêu gọi của Đức Phanxicô để kêu gọi tất cả các tín hữu và việc ngài tố cáo chủ nghĩa giáo quyền có vẻ như hơi rỗng. Vì, chính xác mà nói, các tín hữu, các linh mục và ngay cả các giám mục phải làm gì khi họ chịu đựng, lớp thì tác dụng đồi bại của hệ thống giáo sĩ mà không còn ai có thể hiểu và kiểm soát, lớp thì tác dụng của hệ thống phương tiện truyền thông khi thì làm cho họ thành một băng nhóm tội phạm, khi thì cho họ là những con cừu ngây ngô? Chúng ta không nghi ngờ gì Đức Phanxicô muốn thay đổi mọi sự. Nhưng cách đây 10 hay 20 năm, ở Pháp cũng như ở Mỹ, người ta nói rằng mọi thứ sẽ không kéo dài, mọi người đã hiểu, các biện pháp đã được thực hiện.  Và cơn khủng hoảng vẫn còn đó, còn sâu đậm hơn, và lên tới đỉnh cao, gặm nhắm các cộng đoàn, làm suy yếu lòng tin vào lời Chúa Kitô.

Giáo hội công giáo là một thể chế vững chắc, có sức chịu đựng kiên cường. Giáo hội thường chịu các tấn công từ bên ngoài, nhưng cũng chịu các chuyện sai quấy làm nhân danh Giáo hội và trong lòng Giáo hội. Nhưng Giáo hội luôn biết tìm sức bật trong sự thánh thiện. Khi thần nghiệm bị thất bại thì cần thiết là phải mang đến cho Giáo hội sự can đảm của cải cách. Những ai tìm cách qua mặt Giáo hội thì sẽ thành bụi tro trước khi Thánh Phêrô ở Rôma bị sụp đổ. Ngược lại, những ai biết mình mắc nợ Giáo hội họ sẽ không để mình bị ấn tượng bởi những lời sỉ nhục Giáo hội. Nhịn. Bây giờ, hố không khí của giáo hoàng trở thành hố đen của Giáo hội. Chúng ta không còn hiểu gì nữa. Làm thế nào để uy quyền hành động? Chúng ta có thể tiếp tục mong chờ tất cả ở giáo hoàng? Ai khuyên bảo? Ai thông báo? Ai quyết định? Ai kiểm soát? Trên tiêu chuẩn nào sẽ đề cử các giám mục? Chúng ta mong chờ gì ở các giám mục? Làm thế nào để nghe các tín hữu mà đa số lại không nói gì hết?  Làm thế nào để đáp ứng cho các đòi hỏi của một xã hội đã thay đổi sâu đậm? Giờ không còn ở các lời, vui vẻ hay không vui vẻ. Thời gian của sốt sắng ăn năn đã hết hạn từ lâu. Phải nâng mui xe lên và nhìn vào trong, đừng sợ bị dơ tay.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch