Stephen Hawking và Chúa, một câu chuyện đầy sóng gió

3582

Stephen Hawking và Chúa, một câu chuyện đầy sóng gió 

Tham vọng của Stephen Hawking là muốn “hiểu hoàn toàn về vũ trụ”

14.03.2018 par cath.ch, Raphặl Zbinden, 2018-03-14

Nhà thiên văn học Stephen Hawking của Anh đã qua đời vào ngày 14 tháng 3 năm 2018, thọ 76 tuổi, ở Cambridge, miền nam nước Anh. Nhà nghiên cứu tài ba này đã nhiều lần công khai đặt vấn đề về sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Thiên tài khoa học và khuyết tật về cơ thể của ông đã làm cho ông trở thành một nhân vật nổi tiếng thế giới. Ông lặp lại rằng mục đích của đời ông là “hiểu biết toàn diện về Vũ trụ […] tại sao ông lại như vậy và tại sao ông lại tồn tại”.

Nghiên cứu này đã làm cho ông có các quan điểm khác nhau về nguồn gốc của thế giới và sự tồn tại có hay không của một lực cao hơn, mà từ đó có thể được bắt nguồn. Trong quyển sách của ông, Một câu chuyện ngắn của thời gian xuất bản năm 1988, ông gợi ý rằng sự tồn tại của một Thiên Chúa tạo dựng theo ông không phải là không tương thích với tư duy khoa học.

Hy vọng trong một “Lý thuyết của Toàn bộ”

Nhưng năm 2010, trong cuốn sách Dự định lớn (The Great Desire), ông đã phản đối ý tưởng này, ông loại trừ bất kỳ sự can thiệp thần thánh nào trong quá trình tạo ra vũ trụ. Theo nhà vật lý thiên văn, các quy luật vật lý, đặc biệt là lực hấp dẫn, đủ để trả lời câu hỏi về sự xuất hiện của nó. “Bởi vì nhờ trọng lực, vũ trụ có thể tự chính nó được tạo ra từ không có gì”. Kết quả là, “không cần phải cầu viện đến Chúa để kích hoạt vũ trụ,”, nhà bác học kết luận. Từ năm 22 tuổi, ông đã bị  một căn bệnh thoái hóa làm tê liệt toàn thân.

Những yếu tố nào dẫn tới sự thay đổi ý kiến này? Stephen Hawking đã bị tác động đáng kể bởi sự khám phá hành tinh ngoại lai đầu tiên năm 1992. Ông đã nhìn thấy khả năng tồn tại của vô số các vũ tru, bằng chứng rằng “trái đất không được hình thành trong mục đích nhằm thỏa mãn chúng ta, những sinh vật loài người”. Ông cũng tin vào sự xuất hiện sắp xảy ra của một “lý thuyết của Toàn bộ”  hay “lý thuyết M”, có thể giải thích tất cả các hiện tượng có thể quan sát được trong vũ trụ. Sự hòa hợp này của cơ học lượng tử và sự hấp dẫn phổ quát sẽ cho phép con người dứt khoát vượt qua khỏi Thiên Chúa để hiểu thiên nhiên.

Thiên Chúa hoặc hư không

Tuy nhiên tầm nhìn về các sự việc như thế này không được sự nhất trí trong cộng đồng khoa học. Nhà vật lý học người Pháp Etienne Klein trả lời cho báo Le Figaro: “Hawking nói về lý thuyết M […] như thể nó đã được xác nhận, trong khi nó chỉ là một dò tìm trong số các dò tìm khác”, ông Klein là nhà nghiên cứu tại Văn phòng Pháp về Năng lượng Nguyên tử và Năng lượng thay thế (CEA) phát biểu như trên sau khi quyển Dự án lớn xuất bản.

Một quan điểm cũng được nhà vật lý Mỹ Lee Smolin bảo vệ trong quyển sách của ông Không có gì tiến hành nữa trong vật lý! Sự thất bại của lý thuyết dây (2007). Thật là buồn vì trong 30 năm qua không có một khám phá chính nào giúp giải quyết “năm vấn đề lớn” vẫn còn đặt ra trong lý thuyết vật lý.

Tuy nhiên, vai trò người sáng tạo mà Stephen Hawking quy cho là do lực hấp dẫn cũng bị tranh cãi. Nhà vật lý Etienne Klein mỉa mai: “Có cần phải hiểu lực hấp dẫn ở trong hư không ban đầu không? Nhưng tại sao không nói Thiên Chúa cũng chính là trọng lực?”

Vượt ra ngoài cả khoa học

Cuối cùng, một số người thấy rằng nhà thiên văn học Cambridge đôi khi đi quá xa lĩnh vực chuyên môn của mình. Nhất là đối với nhà thiên văn học nổi tiếng khác, trong một lần phỏng vấn năm 2013, nhà thiên văn người Pháp-Quebec Hubert Reeves khẳng định: “Tôi thấy Stephen Hawking nhầm lẫn lãnh vực khoa học với đạo đức, với thẩm quyền, với các giá trị (…) Khoa học có thể cho chúng ta biết nó hoạt động như thế nào trong vũ trụ, nhưng nó không thể cho chúng ta ý nghĩa của những sự kiện này. Khoa học không thể tuyệt đối cho chúng ta biết có Chúa hay không”.

Xin đọc: Vì sao nhà khoa học vô thần nổi tiếng Stephen Hawking là nhà hàn lâm Viện Giáo hoàng Khoa học

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch 

Nhà thiên văn học Stephen Hawking đã gặp bốn giáo hoàng, Đức Phaolô VI, Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô