Trung quốc bày ra “giai cấp cùng đinh”
fr.aleteia.org, Sylvain Dorient, 2018-01-11. AP Photo – Kin Cheung
Hàng trăm ngàn người thuộc Giai cấp cùng đinh (Low end), những người bị cho là nghèo nhất bị chính quyền đuổi ra khỏi thủ đô, biến họ thành tầng lớp của những người bị khinh miệt, bị ruồng bỏ.
Giai cấp cùng đinh là những người nghèo nhất trong các thành phố lớn. Họ là những người có việc làm bấp bênh với số lương ít ỏi nhất. Vì họ bị cho là làm “bẩn” bộ mặt của thủ đô Bắc Kinh nên họ chịu nhiều thiệt thòi. Cửa hàng nhỏ bé của họ bị đóng cửa, con cái bị làm khó khăn không đến trường được.
Lấy lý do sau vụ cháy nhà ở một tòa nhà hư nát quận Daxing, phía nam Bắc Kinh, làm cho 19 người thiệt mạng, gần đây chính quyền Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch “thanh lý” rộng lớn. Trong vòng 40 ngày, chính quyền lên chương trình phá hủy các tòa nhà cũ kỹ hư nát của những người nghèo nhất.
40 ngày “thanh lý”
Bà Zhao Guihua, một trong những người nghèo cho biết, người dân chỉ nhận lệnh loan báo phá hủy một ngày trước khi xe húc đến. Một thông báo đe dọa dán trước cửa: “Người thuê nhà: Xin chùi dọn nơi này trước 5 giờ sáng, nếu không sẽ có hậu quả”.
Bà Zhao Guilha không có chọn lựa nào khác là phải về quê miền trung là bang Hà Nam, không một xu trong túi, bà phải làm việc cực nhọc để kiếm tiền. Và chính những người như bà, những người từ nhà quê ra đã làm cho nước Trung Hoa thành nước có nền kinh tế khổng lồ, họ chấp nhận làm việc cực nhọc ngày đêm với số lương thấp. Một vài người đứng vững được, nhưng đa số suy sụp, họ bị đuổi ra khỏi thành phố giữa mùa đông vì nền kinh tế Trung Hoa bây giờ không còn cần đến họ.
Xin đọc: Đâu là chỗ đứng của các tôn giáo trong chế độ cộng sản ở Trung quốc?
Đất nước này không còn luân lý
Trong số những người chống đối, ông Wei Jingsheng là người biết rõ lịch sử đảng cộng sản Trung Hoa vì ông từng tham dự vào cuộc Cách mạng văn hóa, trước khi ông lên tiếng tố cáo chủ trương cai trị độc tài của chính quyền. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Asianews, ông cho biết, nước ông áp dụng hình thức chủ nghĩa tư bản ròng, không làm giảm các bất bình đẳng trong xã hội, không tôn trọng nhân quyền.
Chính quyền quay lưng lại với đạo lão, đạo khổng, họ chiến đấu với kitô giáo, các khác biệt của người dân giữa các tầng lớp kinh tế không còn được tôn trọng bởi một giá trị nào. Ông lấy làm tiếc, đặc biệt nhà cầm quyền đảng đã biến các khác biệt của xã hội thành các khác biệt bản chất: không những người nghèo không có gì, mà họ còn là “thiểu số”.
Chủ nghĩa tư bản không phanh và câu trả lời của nó
Theo hãng tin Asianews, chủ nghĩa tư bản thống trị xã hội Trung quốc không vững như thạch như họ nghĩ. Năm 2016, có 100 000 người Trung Hoa rửa tội theo đạo công giáo, dĩ nhiên là ít hơn so với đạo tin lành. Cũng theo hãng tin Asianews, có 100 triệu tín hữu kitô ở Trung quốc, nhiều hơn số đảng viên Đảng cộng sản, chỉ có 85 triệu.
Các bất công khi đối xử với Giai cấp cùng đinh và sự vô ơn của Đảng cộng sản đối với các lao động nghèo, những người đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước đã làm cho nhiều người Trung Hoa quay về với cộng đồng kitô hữu. Một người vừa được rửa tội cho biết: “Sau khi gặp tín hữu công giáo, tôi cảm thấy mình được đón nhận, được chấp nhận như một người có nhân phẩm, tôi không bị đánh giá qua của cải của tôi, qua lương của tôi”.
Marta An Nguyễn dịch
Xin đọc: Giáo hội và Trung quốc: Tương lai sẽ như thế nào
Trung quốc: Đức Phanxicô mong sẽ đi thăm Trung quốc “sắp tới” đây