asianews.it/, Bernardo Cervellera, 2017-11-22
Các trung tâm du lịch bi cấm quảng cáo và lên kế hoạch các chuyến đi và thăm viếng Vatican, đi thăm Đền thờ Thánh Phêrô. Tiền phạt có thể lên đến 300.000 nhân dân tệ. Lý do: không có quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh. Một cuộc tẩy chay đối với Vatican, khó để hiểu được loại suy nghĩ theo chứng tâm thần này.
Trong một bài báo của Radio Free Asia (RFA) hôm qua, nhiều hãng du lịch cho biết, ngày 16 tháng 11 họ nhận được các chỉ thị yêu cầu hủy bỏ các chuyến viếng thăm ở các trung tâm của kitô giáo. AsiaNews đã nhận được xác nhận từ các phóng viên của mình ở Trung Quốc, rằng quyền phủ quyết đối với các chuyến thăm của Vatican có hiệu quả, mặc dù mọi người đều nghi ngờ về điều đó.
Hãng tin RFA, trích dẫn một nhân viên của Holidays Phoenix, một Cơ quan Du lịch Quốc tế cho biết: “Hãng du lịch nào quảng cáo các nơi này trong tờ quảng cáo của mình hoặc trong các ấn phẩm khác sẽ bị phạt lên đến 300.000 nhân dân tệ [trên 39 000 ngàn euro].”
Trong những năm gần đây, người Trung quốc du lịch đến Ý tăng lên rất nhiều. Theo các đại lý trong ngành, “tất cả người Trung Quốc đến Ý đều đến thăm Vatican, các Viện bảo tàng Vatican và Đền thờ Thánh Phêrô.” Các khách du lịch này gồm các người trẻ hiếu kỳ, cũng như các tín hữu kitô có cơ hội đi du lịch đến Ý để cùng một lúc đi hành hương, viếng thăm ngôi mộ các thánh tông đồ.
Việc nối lại các đối thoại giữa Trung Quốc và Tòa Thánh đã tăng số lượng khách du lịch-khách đi hành hương và cùng một lúc tham dự các buổi tiếp kiến chung của Đức Phanxicô, ngài luôn sẵn lòng nán lại với các nhóm người Trung quốc vẫy lá cờ đỏ của họ để chào ngài và cũng sẵn lòng chụp hình selfie với họ.
Sự hiện diện của khách du lịch từ Trung Quốc đại lục lớn mạnh nên các nhóm tín hữu công giáo, tin lành đã quyết định quảng bá đức tin của mình để đồng hương của họ đến Rôma. Trong các tờ quảng cáo, họ giải thích về lịch sử Giáo hội, về Đền thờ Thánh Phêrô, cùng với địa chỉ các cơ quan liên hệ, các thông tin, các lịch phụng vụ. Có lẽ lệnh cấm này là để tránh sự “xâm nhập” và rao giảng phúc âm hóa cho khách du lịch, mà những người ở nước ngoài có tự do hơn về đối thoại và phản ánh.
Hãng tin RFA cho biết lệnh cấm xuất phát từ thực tế là Trung Quốc và Vatican “không có quan hệ ngoại giao”, lệnh là “từ cấp trên cao”, thậm chí không phải từ “chính quyền trung ương”. Sự kiện này gây ngạc nhiên, vì mới hôm qua, Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh loan tin có một cuộc triển lãm sẽ được cả hai bên, các Viện bảo tàng Vatican và Tử Cấm Thành Bắc Kinh cùng thực hiện vào tháng 3 – 2018 sắp tới.
Mặc dù nhiều nhân vật Vatican rất lạc quan về thành công của các thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh và về một khả thể Đức Phanxicô đi Trung quốc, các cơn gió tạt lạnh lùg vẫn không thiếu! Bên lề Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, , ông Wang Zuoan, Cục trưởng Cục Nhà nước các Vấn đề Tôn giáo ca ngợi sự “chân thành” của Đức Phanxicô, nhưng nhắc lại các điều kiện mà trong nhiều thập kỷ qua, Trung quốc đặt trước tiên cho bất kỳ cuộc đối thoại nào: cắt đứt cái gọi là “quan hệ ngoại giao” với Đài Loan và không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, dù đó là các vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Thoạt nhìn, việc tẩy chay du lịch của người Trung quốc đối với Vatican được xem như một sự trừng phạt kinh tế, có lẽ để thúc đẩy Tòa Thánh chấp nhận các điều kiện của Trung Quốc trong việc đối thoại. So sánh với việc Bắc Kinh đã làm ở Nam Hàn, khi Seoul lắp đặt hệ thống tên lửa Thaad: Trung quốc ngăn chận du khách đến Hàn Quốc và người Hàn quốc tẩy chay các cửa hàng Trung Quốc.
Trong trường hợp tẩy chay Vatican, chúng tôi nghĩ, dường như vấn đề là ở Trung quốc, chứng sợ tâm thần của chính phủ là muốn kiểm soát người dân của họ ngay cả khi họ đi ra nước ngoài. Một người trong ngành du lịch đã bình luận về việc cấm này: “Đó là điều buồn cười. Làm sao bạn nghĩ rằng bạn có thể kiểm soát hàng triệu người ở nước ngoài? Và nhất là với những người trẻ tuổi, họ bây giờ tự do hơn cha ông của mình?”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch