Zenit, Luca Marcolivio, 24-4-2014
Theo ông Pippo Corigliano, Đức Gioan-Phaolô II không những là một nhà «truyền thông» mà còn là «chứng nhân của sự thật». Ông giải thích bí mật của «hạnh phúc» theo Đức Gioan-Phaolô II.
Phát ngôn viên của Opus Dei từ bốn mươi năm nay, ông Pippo Corigliano xem sự thánh thiện của Đức Gioan-Phaolô II rất giống sự thánh thiện của thánh San Josemaría Escrivà, nhà sáng lập Giám phận.
Tác giả của nhiều quyển sách như «Tôi thích thiên đàng» và «Khi Chúa hài lòng. Bí mật của hạnh phúc» (‘Preferisco il Paradiso’ và ‘Quando Dio è contento. Il segreto della felicità’) ông Pippo Corigliano đã trả lời cho báo ZENIT cuộc gặp gỡ của ông với Giáo hoàng Ba Lan, ông đưa ra một vài nét nhân bản rất lạ lùng của vị thánh tương lai, giống như vị tiền nhiệm của ngài, Đức Gioan XXIII – mà cả hai sẽ cùng được phong thánh vào chúa nhật 27-4 tới đây – ngài hiện thân cho một Giáo hội gần gũi với giáo dân dưới tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống và không phân biệt một thành phần nào.
Zenit – Chúa nhật sắp đến sẽ là lễ phong thánh cho hai giáo hoàng, ông có kinh nghiệm riêng nào với Đức Gioan XXIII và sứ điệp nào ngài đã để lại cho ông?Pippo Corigliano – Kỷ niệm của một thời đầy hy vọng: Giáo hoàng Gioan XXIII, Tổng thống Kennedy, ông Khrouchtchev, chủ tịch nước Nga (người vừa chôn huyền thoại Staline) ba nhân vật của một nền hòa bình vừa tìm lại được. Công đồng Vatican mở ra một con đường hứa hẹn và phong cách của giáo hoàng Gioan XXIII biểu hiện một Giáo hội gần với tâm hồn con người. Giáo hội Công giáo được xem như một gia đình mở ra cho tất cả mọi người.
Còn về Đức Gioan-Phaolô II, ông có giai thoại hay những câu chuyện lý thú nào để kể không?
Chúng tôi vừa trải qua một giai đoạn mà Giáo hội gần như bị hủy hoại và bị bỏ quên bởi một thế giới hung hản. Bỗng nhiên có một nhà quán quân đến nói cho những người đi vây hãm chứ không phải với người bị vây hãm: «Xin quý vị đừng sợ, hãy mở tung các cánh cửa…». Cả một sự đảo ngược: có thể nói thế giới mở ra một giai đoạn mới của lịch sử và đúng là như vậy. Thời buổi đó, tôi đang lo công việc tông đồ cho các thanh niên trẻ nước Ý và giáo hoàng tiếp đón chúng tôi, ngài ở với chúng tôi, cười đùa với chúng tôi. Buổi gặp gỡ ở sân Thánh Đamasê chiều chúa nhật Phục Sinh thật đáng nhớ. Ngài nói chuyện, ngài hát với chúng tôi. Tôi thấy ngài cười chảy nước mắt khi ngài thấy các sinh viên ăn mạc giống các chú hề, ngài như người ông đối với con cháu trong nhà. Nhờ tình bằng hữu với Giám chức của Opus Dei, chân phước Alvaro del Portillo và qua sự tiếp xúc với các sinh viên trong tổ chức này, ngài hiểu tinh thần thánh thiện của thánh Josemaría Escrivá đã truyền cho chúng tôi trong đời sống hàng ngày.
Đức Gioan-Phaolô II là giáo hoàng đã phong chân phước và phong thánh cho Josemaría Escrivá, nhà sáng lập của ông: ở mức độ nào Giáo hoàng Wojtyla đã chia sẻ đặc sủng của Opus Dei?
Tôi nghĩ là do kinh nghiệm làm thợ trong xưởng máy và ơn gọi lúc đã trưởng thành của ngài (ngài vào chủng viện chui lúc 22 tuổi) đã chuẩn bị cho ngài chia sẻ với đặc sủng của thánh Josemaría: có thể nói đây là những tâm hồn của Chúa, những người chiêm nghiệm, ở bất cứ đâu, trong lò nung, trong xưởng máy, bất cứ lúc nào. Người ta có thể trung thành với huấn quyền của Giáo hội và là bạn hữu với tha nhân, không cứng ngắt mà cũng không suy sụp. Thật sự có một mối liên kết sâu sắc.
Đức Wojtyla là một chứng nhân của hy vọng, nhưng ngài cũng dạy cho kitô hữu chúng ta sống trong đau khổ, ý ông như thế nào?
Thật kỳ diệu, một giáo hoàng vừa dạy sống, vừa dạy chết với một lồng ngực trong sáng, chúng ta có thể thấy hết quả tim của một người bạn, của một người cha! Làm sao chúng ta có thể sống trong đau khổ? Như Chúa Giêsu, như Wojtyla, như các thánh…
Trong các sách của ông, ông nói đến khái niệm hạnh phúc trong tinh thần Kitô: ông nghĩ Đức Gioan-Phaolô II – là một người nổi tiếng vui vẻ – có thể nào ngài có một người truyền cho những tư tưởng này?
Thánh Josemaría là người truyền cảm: các cuộc gặp gỡ với ngài kết thúc với nước mắt trên đôi mắt, nhưng mình không biết do cười nhiều hay do xúc cảm vì thấy đức tin quá sâu đậm. Chiều kích siêu nhiên ở trong tầm tay và ngài rất vui, rất nhiệt huyết. Với Đức Karol, ngài được bầu lên chọn ba năm sau khi nhà sáng lập của chúng tôi chết, chúng tôi cũng thấy cùng một phong cách: một người cha vui vẻ hướng dẫn chúng tôi. đó là điều xác nhận rằng, đức hạnh không buồn, không ác cảm nhưng vui vẻ đáng yêu.
Ông làm việc trong ngành truyền thông đã 40 năm và giáo hoàng Wojtyla không những là một vị thánh, ngài cũng là một nhà truyền thông lớn. Ông học gì ở ngài?
Tôi nghĩ truyền thông đích thực không phải chỉ là kỹ thuật hay hiểu biết. Truyền thông phát xuất từ con người. Tôi không nghĩ Đức Gioan-Phaolô II xem mình như một nhà truyền thông, tôi nghĩ ngài xem mình là một chứng nhân. Ở Ba Lan vào thời đó, kịch nghệ không phải là một cái gì chủ quan nhưng là một chứng tá, bằng lời, bằng sự thật và đặc biệt là qua bản sắc Ba Lan. Ngài không phải là diễn viên đi trình diễn nhưng để mang đến một lời chứng hùng mạnh. Ngài không thích các cuộc phỏng vấn hình thức: buổi phỏng vấn trên truyền hình với kênh Rai qua nhanh nhưng để lại một quyển sách, một quyển sách lớn, nội dung phong phú, quyển sách đầu tiên của giáo hoàng: Bước qua ngưỡng cửa hy vọng, được thực hiện cùng với ông Vittorio Messori.
Nguyển Tùng Lâm dịch