Chủ nghĩa cộng sản, một tư tưởng kitô giáo trở nên ngông cuồng

1062

lavie.fr, Jean-Claude Guillebaud, ký giả, nhà văn, nhà khảo luận, 2017-10-11

Thiện hướng con người là bình đẳng với nhau mà chủ nghĩa mác-xít lấy làm tiêu chuẩn hành động là thiện hướng cốt tủy của kitô giáo. Nhưng đối với người cộng sản, mọi phương tiện đều tốt để đạt được mục đích, dù phải dùng bạo lực đã làm cho thiện hướng trong tinh thần phúc âm này thành xấu xa.

Các tương quan giữa chủ nghĩa mác-xít và kitô giáo rất gần nhau hơn người ta tưởng. Chủ nghĩa mác-xít đã không công cụ hóa và làm nhục cho tính phổ quát và thiện hướng cho sự bình đẳng của do thái giáo-kitô giáo đó sao? Nhất là khi họ nhại lại “lời hứa” trong các bản văn Thánh Kinh, như đoạn thư Thánh Phêrô: “Nhưng theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị” (1 Pr 3, 13). Với lời này, chủ nghĩa mác-xít là dị giáo của kitô giáo hoặc “hàng giả đẫm máu“ của kitô giáo.

Chữ này đã được Đức Piô XI dùng trong Thông điệp Thiên Chúa Cứu Chuộc (Divini redemptoris) năm 1937. Ngài viết: “Động lực của giáo điều chủ nghĩa cộng sản là làm giả mạo sự cứu chuộc của những người khiêm hèn”. Cũng vậy, năm 1944, triết gia, nhà xã hội học Raymond Aron đã gọi cái ông cho là “cánh chung xã hội” trong số các tôn giáo thế tục (dị giáo) “đã lấy trong tâm hồn của người đương thời chúng ta chỗ của đức tin bị biến mất và thế vào đó là sự cứu độ nhân loại dưới hình thức một xã hội phải thành lập trong một tương lai xa xuôi”.

Dị giáo theo Lênin là chuyên chế nhất thời dẫn đến tội ác một cách không thể tránh được.

Nhưng chúng ta có thể suy nghĩ sâu hơn. Triết lý của Hegel về Lịch sử mà chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn, biện chứng Lênin của thời buổi cuối và “xã hội cộng sản lý tưởng” trực tiếp đánh cắp và thế tục hóa chủ đề của Thánh Âugutinô, theo đó Thành quốc trần thế có ngày sẽ được thay thế bằng Thành quốc của Chúa. Tuy nhiên cần phải thêm vào đây một khác biệt lớn: Lênin biến Thành quốc hứa hẹn thành một chuyện tuyệt đối, kết quả “như một công thức hóa học”, mà cứu cánh biện minh cho phương tiện dùng để đạt được, kể cả các phương tiện xấu xa nhất. Sự chuyên chế của giai cấp công nhân phải nảy sinh ra một thành quốc lý tưởng, loại đi các nghịch lý của xã hội trưởng giả.

Nhưng theo Thánh Âugutinô, hai thành quốc cùng “nối vào nhau cho đến khi Chúa lại đến”, có nghĩa cho đến tận thế. Nếu Thành quốc trần thế “loan báo” Vương quốc thì Thành quốc trần thế vẫn không trọn hảo và vẫn còn mang tội. Như thế dị giáo theo Lênin là chuyên chế nhất thời dẫn đến tội ác một cách không thể tránh được. Chính ở điểm này là điểm “bắt chước xấu xa” (imitation perverse).

Lịch sử thần thánh hóa trở nên chân trời hứa hẹn cho con người, chân trời “đầu tiên”, có nghĩa là không vượt qua được. Để đến được một cùng đích thần thánh hóa như vậy, mọi phương tiện đều hợp pháp kể cả dùng bạo lực. Người ta còn nhớ công thức của Karl Marx “bạo lực là mẹ đẻ của Lịch sử”. Câu này được các người mác-xít dùng để giải thích, làm thế nào mà bạo lực là sự dữ lại đẻ ra sự tốt: sự tiến hóa của lịch sử con người.

Như thế, hy vọng cũng là nhẫn nại mà triết lý của Lịch sử lại không nhẫn nại; hy vọng chăm chút trong khi lịch sử quá khắt khe.

Sự bóp méo tinh thần thiên sai nguyên thủy thành “triết lý của lịch sử” tóm tắt rõ qua ý tưởng thiếu nhẫn nại của triết gia do thái Stéphane Mosès (qua đời tháng 12-2007), ông là chuyên gia về Franz Rosenzweig. Theo Mosès, thần nghiệm do thái cảnh báo mọi khuynh hướng thiếu nhẫn nại, có nghĩa là sự can thiệp quá sớm của con người trong diễn tiến Lịch sử. Trách nhiệm cho một thế giới sẽ đến và sự từ chối một số phận được tiền định tuyệt không kéo theo sự hấp tấp vội vàng nào được.

Còn về hy vọng theo tinh thần kitô giáo, niềm vui này đã để cho sự chờ đợi có trọn chỗ của nó. Thánh Âugutinô đã nói đến niềm hy vọng này nhiều lần trong Lời Tự Thú của ngài. Ngoài ra, sự mong đợi Đấng Thiên Sai của người do thái, cũng như hy vọng trong tinh thần kitô giáo diễn tả cho thấy sự đòi hỏi tuyệt đối mà không một lịch sử trần thế nào có thể thỏa mãn ngay lập tức mà không đi ngược với nó. Như thế hy vọng cũng là kiên nhẫn, mà triết lý của Lịch sử lại không kiên nhẫn; nó chăm chút trong khi triết lý lịch sử quá khắt khe. Chính trong chiều hướng này mà chủ nghĩa cộng sản đã làm trong vòng ba phần tư thế kỷ một loại di giáo của do thái giáo-kitô giáo. Loại dị giáo đẫm máu nhưng tương đối ngắn (không đến một thế kỷ), nếu chúng ta so sánh nó với chủ nghĩa thiện-ác ma-nét, một chủ nghĩa mà Thánh Âugutinô đã chiến đấu từ thế kỷ thứ 5, và vẫn còn ảnh hưởng đến cả ngàn năm sau. Như văn sĩ người Anh Gilbert Keith Chesterton (qua đời năm 1936) đã từng nói: “Thế giới đầy cả ý tưởng kitô giáo, những ý tưởng trở nên ngông cuồng”. Chắc chắn, chủ nghĩa cộng sản là một trong những ý tưởng này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch