Trao đổi với học giả Dominique Wolton, theo Đức Phanxicô phải “nâng mức độ thế tục” lên
fr.zenit.org/, Anne Kurian, 2017-09-01
Trong quyển sách phỏng vấn trao đổi với nhà xã hội học, học giả Dominique Wolton được báo Figaro magazine đăng ngày 1 tháng 9-2017, Đức Phanxicô cho rằng phải “nâng mức độ thế tục” lên. Ngài cổ động cho một Quốc gia “mở ra với siêu việt”.
Tác phẩm “Đức Phanxicô: các cuộc gặp với Dominique Wolton: Chính trị và Xã hội (Nxb Observatoire) sẽ phát hành vào ngày 6 tháng 9 là thành quả của 12 cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo hoàng và nhà trí thức xã hội học Dominique Wolton 70 tuổi.
Trong quyển sách này, Đức Giáo hoàng đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề thế tục: “Nhà nước thế tục là một điều lành mạnh. Có một dạng thế tục lành mạnh. Chúa Giêsu đã nói, cái gì của Xêda trả cho Xêda, cái gì của Chúa trả cho Chúa”.
Ngài nhắc đến tình trạng của nước Pháp: “Nhưng tôi nghĩ, ở một vài nước như nước Pháp, dạng thế tục ở đây mang đậm nét di sản của Thời kỳ Khai Sáng rất mạnh, tạo một ảo tưởng tập thể, theo đó các tôn giáo bị xem như một thứ phẩm của văn hóa. Tôi nghĩ nước Pháp – đây là ý kiến riêng của tôi, không phải ý kiến chính thức của Giáo hội – phải “nâng” mức độ thế tục lên một chút, trong nghĩa, nó phải nói các tôn giáo là một phần của văn hóa. Làm thế nào để diễn tả điều này một cách thế tục? Bằng mở ra với siêu việt. Mọi người có thể tìm cho mình một hình thức mở ra. Trong di sản của nước Pháp, Thời kỳ Khai Sáng đè quá nặng. Tôi hiểu di sản này là của Lịch sử, nhưng công việc phải làm là mở rộng ra. Có các chính quyền, có các kitô hữu hay không, những người không chấp nhận thế tục. Một Quốc gia thế tục “mở ra với điều siêu việt” là gì? Các tôn giáo là một phần thuộc về văn hóa, tôn giáo không phải là văn hóa phụ”
Chúng ta tất cả bình đẳng trước mặt Chúa. Khi người ta nói không được mang thánh giá trên cổ, hoặc phụ nữ không được mang cái này mang cái kia, thật là ngu xuẩn. Vì cả hai đều thể hiện một văn hóa. Người mang thánh giá, người mang cái khác, giáo sĩ đội mũ kippa, giáo hoàng mang mũ chỏm! (cười)… Và đó là thế tục lành mạnh!
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch