Nghệ thuật khó khăn của giảng lễ
la-croix.com, Dominique Greiner, 2017-04-20
Giảng lễ là một trong các phương tiện chính để đào tạo cho các tín hữu đi lễ hàng ngày và cũng là nơi gặp gỡ giữa Giáo hội và những người đi tìm Chúa. Tuy vậy theo cuộc thăm dò của báo Hành hương (Pèlerin) tháng 2 năm 2009 cho thấy, một sự không hài lòng thấy rõ về vấn đề giảng lễ: “Đa số giáo dân cho rằng những gì họ nghe không giúp cho họ đào sâu đức tin; hai phần ba cho rằng các bài giảng lễ không đáp ứng với các vấn đề họ đang đi tìm; bốn trên năm cho rằng các bài giảng không hấp dẫn đối với người trẻ!”
Linh mục Jérôme của giáo xứ Roulière, chủ biên báo Linh mục Địa phận cho rằng: “Người giảng có thể cải tiến”. Báo Linh mục Địa phận đã ra một số đặc biệt hoàn toàn dành cho việc giảng lễ và các vấn đề thần học, thiêng liêng, mục vụ liên hệ với việc giảng lễ. Trong số báo này có mười hai tập được hiệp hội các tín hữu đề nghị từ năm 2007 để tổ chức các khóa truyền thông cho những người có trách vụ giảng lễ. Báo Linh mục Địa phận là báo đào tạo thường trực cho hàng tu sĩ.
Linh mục Jérôme cho biết: “Các khóa đào tạo này được hàng ngàn người đi giảng, linh mục, phó tế vĩnh viễn, các chủng sinh đang học năm phục vụ, các giáo dân của sứ vụ (đặc biệt những người làm việc trong nghi thức tang lễ). Gần như tất cả đều được biến đổi đến mức mà các giáo dân phản hồi lại cho họ biết… và việc chuẩn bị bài giảng trở nên dễ hơn”.
Các đề nghị này thực tế (“làm thế nào để thay vì chán là thích thú, để người nghe dính vào ngay từ phút đầu…”) nhằm ngắm vào mục đích căn bản của giảng lễ: “Trước hết chủ yếu tìm cách tạo ra sức lôi cuốn đích thực nơi con người của Chúa Giêsu Kitô trong tâm hồn giáo dân chứ không nơi bản thân mình với các thủ thuật đủ loại”, theo lời của Linh mục Philippe Brunel người nghiên cứu nhấn mạnh vào việc rao giảng của Linh mục Chevrier, nhà sáng lập Prado.
Tài liệu này chủ yếu nhắm vào những người có nhiệm vụ rao giảng. Nhưng tín hữu nào đọc sẽ thích thú khám phá việc rao giảng hoàn toàn là hành vi thiêng liêng cũng thiêng liêng như phụng vụ, một khía cạnh được Công đồng Vatican II làm nổi bật. Trong số báo này Linh mục Pierre Jounel trích lại một bài năm 1964 tóm tắt tinh thần công đồng:
“Việc rao giảng theo tinh thần Công đồng trước hết đòi hỏi người rao giảng phải quay về nguồn của phụng vụ và Lời Chúa, phải nắm được “hương vị ngọt ngào và sống động của Sách Thánh” (đoạn 24 về phụng vụ). Việc rao giảng còn mang ý nghĩa sâu đậm hơn khi người linh mục tổng hợp đời sống của mình, hiệp nhất đơn vị đào tạo của mình chung quanh mầu nhiệm Chúa Kitô và lịch sử ơn cứu chuộc (đoạn. 16).
Chúng ta hiểu sự khó khăn của công việc. Rất nhiều nhà rao giảng và thính giả làm chứng điều này. Và tất cả đều đồng ý, nếu không có sự chuẩn bị nghiêm túc thì khó mà làm cho tín hữu nếm được “hương vị ngọt ngào và sống động của Sách Thánh”. Một công việc mà ngay cả mọi người đi giảng, dù đã thành công, cũng có thể và vẫn phải còn học hỏi để tiến bộ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch