Giám mục Ai Cập Antonios Aziz Mina, Tòa Giám mục Cốp công giáo ở Guizèh (Photo: Jacques Berset)
cath.ch, Jacques Berset, 2017-03-19
Theo lời mời của Giám mục, chủ tịch hội đồng giám mục công giáo Cốp Abdel-Fattah El-Sissi, của Tổ phụ chính thống Cốp Tawadros II, của Đại imam viện đại học Al-Azhar, Cheikh Ahmed El-Tayyeb, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ đi Ai Cập ngày 28 và 29 tháng 4-2017.
Theo Giám mục Antonios Aziz Mina “đây là một hồng ân cho chúng tôi”, giám mục Mina là giám mục danh dự công giáo Cốp ở Guizeh, gần Cairo.
Về phần mình, Tổ phụ Tawadros II công nhận đây là sự khẳng định cho các quan hệ tốt đẹp, “ổn định và đều đặn” giữa công giáo và chính thống ở Ai Cập; linh mục Poules Halim, phát ngôn viên của Tổ phụ đã nói với hãng tin công giáo Ý Sir ngày 18 tháng 3 như trên. Không đầy hai tháng sau khi được bầu chọn, Đức Phanxicô đã tiếp Giáo chủ chính thống Cốp tại Vatican.
Linh mục cũng cho biết, trong khi chờ đợi chuyến đi này, nhà thờ Thánh Máccô đã ráo riết chuẩn bị. Đối với nước Ai Cập, chuyến đi này là điểm ngoặc và cũng là một bước tiến lớn trong lịch sử quan hệ giữa hai bên.
Một sứ điệp hòa bình, bao dung và đối thoại
Phủ tổng thống Ai Cập tuyên bố: “Ai Cập nóng lòng chờ chuyến đi này, đây là sứ điệp của hòa bình, bao dung và đối thoại giữa tất cả những người đại diện của tất cả các tôn giáo”. Hãng tin Ai Cập Al Ahram loan tin, phủ tổng thống nhắc lại, Tổng thống Abdel Fattah al-Sissi đã gặp Đức Giáo hoàng năm 2014 trong chuyến đi Vatican của ông, ông “kính trọng và ngưỡng mộ vị thế đạo đức và thiêng liêng cũng như các quan điểm can đảm của Đức Phanxicô trên một vài vấn đề quốc tế”.
Chuyến đi của Đức Phanxicô trùng hợp với lễ kỷ niệm 70 năm bắt đầu các quan hệ ngoại giao giữa Ai Cập và Vatican.
Tái lập đối thoại giữa Đại học Al-Azhar và Vatican
Hãng tin Al Ahram nhắc lại, đối thoại giữa Đại học Al-Azhar và Vatican đã bị ngưng cách đây 6 năm khi trường Đại học Al-Azhar cắt các quan hệ theo lời yêu cầu của Đức Bênêđictô XVI, ngài phản ứng sau vụ tấn công ngày 31 tháng 12- 2010 nhằm vào nhà thờ Cốp chính thống Al-Kidissine ở Alexandrie đã làm 23 tín hữu bị thiệt mạng.
Đại iman Ahmed Al-Tayeb của trường Đại học Al-Azhar (Photo: A.-M. Cochand)
Thời gian “thuận lợi” cho tự do tôn giáo và thờ phụng
Về phần mình, Giám mục Antonios Aziz Mina cho rằng, đối với tín hữu kitô, đây là thời gian “thuận lợi” cho tự do tôn giáo và thờ phụng ở Ai Cập, chuyến đi này nhắc lại chuyến đi của Đức Gioan-Phaolô II vào năm 2000, Năm Toàn Xá. Ngài nhấn mạnh: “Tuy vậy, toàn vùng, chứ không phải chỉ duy ở Ai Cập, sự hiện diện của tín hữu kitô luôn là chứng tá của thập giá (…) Chúng ta trải qua một thời kỳ cực đoan, nhưng chúng ta phải trở về với gốc rễ văn hóa tự nhiên của chúng ta là một dân tộc hòa bình, mong muốn đối thoại và cùng sống chung hòa bình với nhau. Nạn khủng bố phải bị triệt với năng lực suy nghĩ, với văn hóa và với tình thương, với hòa bình, sống chung và quyền bình đẳng cho mỗi công dân”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch