Nick Ut, hai cô gái và thời buổi chúng ta trong ống kính
parismatch.com, Régis Le Sommier, 2017-03-14
Từ ngày 8 tháng 6-1972 khi ông chụp hình em bé Kim Phúc bị phỏng do bom napalm ở Việt Nam. Nick Ut trở thành một trong các nhiếp ảnh gia lớn của thế giới. Cô Kim lớn lên. Năm 2012, nhiếp ảnh gia và cô Kim Phúc kỷ niệm 40 năm tấm hình này, và Chúa Cha đây là một trong các tấm hình đã làm cho chiến tranh chấm dứt. Nhiếp ảnh gia Nick Ut chưa bao giờ buông ống kính, ông vẫn còn làm việc cho hãng AP ở Los Angeles.
Ngày 8 tháng 6 năm 2007, Ông chụp một tấm hình xúc động khác. Đây là dịp để suy nghĩ về thời buổi chúng ta và về ngành nhiếp ảnh.
Cũng ngày 8 tháng 6, cứ 35 năm, nhiếp ảnh gia Nick Ut chụp một cô gái đang khóc.
Lần đầu là tại Việt Nam, năm 1972. Cô mới 9 tuổi, cô tên là Kim Phúc. Cô đang trên đường chạy giặc ở Trãng Bàng, chỉ có một nhóm các nhiếp ảnh gia và các người quay phim bên cạnh Nick. Đúng thời điểm, đúng góc cạnh, đúng khuôn khổ, bầu trời quang đãng cho bối cảnh, các đồng nghiệp của ông đang bận thay phim. Một hành động, một tiếng khóc, Nick Ut bấm máy.
Em bé bị phỏng nặng, bom napalm đốt cháy lưng em. Ông đưa em vào bệnh viện. Các bác sĩ ở bệnh viện tràn ngập công việc, ông năn nỉ xin ưu tiên chữa cho em. Và Nick Ut đã cứu được đời của em bé Kim Phúc, cuối cùng cô được định cư ở Canada cùng với gia đình. Năm 1997, cô được bổ nhiệm làm đại sứ cho Unesco (Tổ chức Liên Hiệp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa).
Nick Ut và Kim Phúc ngày 8 tháng 6-2012 tại Toronto nhân dịp 40 năm bức hình em bé nhỏ Việt Nam và người cứu mình (Photo Reuters / Matthew Sherwood).
Ngày 8 tháng 6 2007, một cô gái khác cũng đang khóc trước ống kính của ông. Cô gái này 27 tuổi. Rất đông nhiếp ảnh gia rình để chụp hình cô. Chúng ta đang ở Los Angeles và Paris Hilton sẽ có lúc ra khỏi tòa trên xe cảnh sát để cảnh sát đưa cô vào nhà tù lại. Mọi người chen chân nhau. Xe cảnh sát chạy nhanh như gió. Một ký giả còn bị tông. Nhưng Nick là người duy nhất với Carl Larson của hãng INF bấm được tấm hình qua cửa kiếng. “Tôi may mắn có được tấm hình này. Tôi ngắm mái tóc vàng”.
Bức hình này Paris Hilton đang khóc, nhiếp ảnh gia Nick Ut cũng chụp vào một ngày 8 tháng 6, bức hình ở trang nhất báo chí và truyền thông thế giới (đây là hình của một nhật báo ở Sacramento, California). Ánh phản chiếu nơi kiếng xe là nhiếp ảnh gia, ông đội chiếc mũ bêrê quen thuộc của mình.
Khi nói về tấm hình này, ông khiêm tốn trả lời, đó là những người “rất khác nhau”. Bức hình Việt Nam của ông là một trong những bức hình đã làm cho nước Mỹ nghi ngờ, đã góp phần trong việc chấm dứt chiến tranh. Bức hình này đã được giải World Press năm 1972 và một giải Pulitzer. Bức hình của Paris Hilton sẽ không làm thay đổi thế giới. Nó được đăng tải khắp nơi và chỉ nuôi báo chí, các trang blog, đài CNN trong vòng một tuần. Hãng AP không cho biết bức hình được đăng bao nhiêu lần và mang về cho hãng bao nhiêu tiền. Có lẽ nhiều hơn bức hình ở Việt Nam. Với bức hình này, ông không được giải nào, cũng như các bức hình ông chụp các vụ kiện OJ Simpson, Michael Jackson hay của Anna Nicole Smith.
Kim Phúc và Paris Hilton được nổi tiếng nhờ các bức hình nhiếp ảnh gia Nick Ut chụp trong sự đau khổ và trần trụi của họ
Dù vậy, hai bức hình tuy khác nhau nhưng lại giống nhau, phản ảnh sự quan tâm của công chúng. 35 năm đã qua của một cái nhìn tò mò của thế giới đối với những người nổi tiếng. Từ thời mà chiến tranh chấn động lòng người đến thời các bất hạnh của một cô thừa hưởng gia tài làm “Trang Bìa”. Chiến tranh xếp vào các trang trong. Vấn đề là nếu các người nổi tiếng không quan tâm đến một cuộc xung đột, một nạn đói hay một vấn đề xã hội thì không ai nói đến và đó là sự khó khăn vô cùng của các phóng viên nhiếp ảnh ngày nay.
Chỉ có từ 2 đến 5% các bức hình chụp được triển lãm ở Visa pour l’Image (Hộ chiếu cho hình ảnh) là được đăng, Visa pour l’Image là liên hoan hình hàng năm của các phóng viên nhiếp ảnh được tổ chức ở Perpignan, nước Pháp. Hai cô gái Kim Phúc và Paris Hilton được nổi tiếng nhờ các bức hình nhiếp ảnh gia Nick Ut chụp trong sự đau khổ và trần trụi của họ. Một vì cô bị phỏng do bom napalm, cô không thể mặc áo, cô kia cởi áo trước ống kính trong một phim khiêu dâm. Nhờ phim này mà cô thu hút các ống kính cho đến khi cô bị suy sụp, những giọt nước mắt trong xe cảnh sát khi cô đối diện với một bản ản mà cô cho là không công bằng. Kim Phúc thì trong trắng và đau xé trong da thịt cũng như trong tâm hồn. Giọt nước mắt của Paris Hilton vì tự ái của cô bị tổn thương. Lần đầu tiên trong đời cô làm cho xấu đi sự thừa kế của cô. Cũng may cho cô là các di chứng này không nặng bằng cô gái Việt Nam.
Nick Ut, bên phải với dấu hiệu “Báo chí” (Press) phóng viên chiến tranh ở Việt Nam (photo Nick Ut).
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Xin đọc: Nhiếp ảnh gia Nick Ut về hưu: https://phanxico.vn/2017/03/15/nhiep-anh-gia-nick-ut-ve-huu/
Kim Phúc: “Tha thứ thì mạnh hơn là vũ khí”:
https://phanxico.vn/2015/12/02/kim-phuc-tha-thu-thi-manh-hon-la-vu-khi/