Các vụ bách hại tín hữu kitô ở Á châu ngày càng mạnh hơn trong năm 2016

316

cath.ch,Bernard Hallet, 2017-01-11

Ngày 11 tháng 1-2017, hiệp hội phúc âm Các cánh cửa mở (Portes Ouvertes) đã công bố một Danh mục thế giới (Index) cho biết các vụ bách hại nhắm vào kitô hữu đã gia tăng rất mạnh ở Nam Á và Đông Á.

Với việc lên nắm chính quyền của đảng Bharatiya Janata Party ở Ấn độ, các phong trào tôn giáo quốc gia hinđu đã lên rất cao, kết quả là các vụ bạo lực chống cộng đoàn kitô lại càng lên cao. Mặt khác khuynh hướng này cũng được thấy rõ nơi các nước khác trong vùng. Năm trong sáu nước Á châu mà tình trạng càng ngày càng tệ là Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Bhoutan và Việt Nam. Trong mỗi trường hợp, phong trào tôn giáo quốc gia là động lực gia tăng bách hại nơi tín hữu kitô.

Ít có thay đổi trong các nước đứng đầu Danh mục

Đứng đầu chỉ số vẫn là Bắc Hàn, chế độ Bình Nhưỡng là chế độ thù nghịch với tôn giáo, họ vẫn tiếp tục diệt tận căn kitô giáo. Nước Somalia là nước đứng hàng thứ tư. Việc trở lại kitô giáo ở đây có thể bị lên án tử hình.

Nếu có ít sự cố đặc biệt nhắm vào kitô hữu được ghi vào Danh mục ở Irak và ở Syrie, đặc biệt trong các vùng do nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng kiểm soát, thì các căng thăng tín hữu kitô giáo chịu đựng hàng ngày ở đây vẫn còn rất mạnh.

Nước Yémen là nước mà tình trạng của các tín hữu kitô giáo tệ nhất. Họ bị kẹt trong các xung đột giữa người hồi giáo chiit và người sunnit, giữa các nhóm nổi loạn Houthis được quân đội Téhéran hỗ trợ và các lực lượng được nhà nước Ả rập Xauđi hỗ trợ. Cả hai phía, lực lượng hồi giáo rất mạnh và tín hữu kitô là con mồi ngon của họ.

Năm mươi nước trong nhóm các nước mà tín hữu kitô bị bách hại trên thế giới chiếm số lượng đa số có 4.83 tỷ người dân. Con số tổng cộng tín hữu kitô bị bách hại là 650 triệu, chiếm khoảng 13% đa số. Một phần ba trong số họ, vào khoảng 215 triệu, bị xem là những người bị bách hại nặng hoặc bị áp lực cao.

Theo quy định của Danh mục, bị cho là bách hại “cao” khi người kitô hữu phải sống với các hạn chế nghiêm nhặt. Bách hại thường cao khi nền văn hóa địa phương vẫn còn thù nghịch với sự hiện diện kitô giáo trong các lãnh vực như giáo dục và công ăn việc làm.

Các hành vi bài-kitô giáo giảm

Nếu năm 2016 là năm có nhiều vụ tấn công thì có ít vụ đặc biệt nhắm đến cộng đồng kitô giáo. Tổ chức Các cánh cửa mở cho biết có 1207 tín hữu kitô bị giết vì đức tin của mình so với năm 2015 có 7100 người. Nigeria là nước có số tín hữu kitô bị giết vì đức tin của mình cao nhất, dù tà phái hồi giáo Boko Haram không bách hại tín hữu kitô nhiều như năm 2015 vì càng ngày các hoạt động của tổ chức này càng bị hạn chế.

Trên thế giới, có 1329 nhà thờ bị phá hủy hoặc bị phá hạ iso với năm 2015 có 2400 nhà thờ bị phá hủy. Các thống kê này chỉ nói đến những trường hợp được thông báo. Năm nay cũng vậy, không có một tin tức nào đáng tin cậy từ Bắc Hàn.

Hai nước mới được thêm vào danh sách, đó là Sri Lanka và Mauritanie.

Năm 2016 hai nước này được tạm thời rút tên ra khỏi chỉ số nhưng năm nay hai nước này lại ở trong danh sách các nước có tín hữu kitô bị bách hại. Ngoài nước Azerbạdjan, nước Niger cũng rời khỏi danh sách này.

Việt Nam là một trong năm nước Á châu mà tình trạng của các tín hữu kitô bị suy sụp (Photo: Flickr/GTTN/CC BY-NC 2.0)

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch