Chuyến đi của Đức Phanxicô đến Georgia và Azerbaidjan dưới dấu hiệu “hòa giải”

933

Lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2016-09-30

Đây là chuyện tông du thứ 16 của Đức Phanxicô, ngài đến Georgia và Azerbaidjan từ thứ sáu 30-9 đến chúa nhật 2-10-2016.

Nghệ thuật tông du của Đức Phanxicô thì không cân đối: các chuyến di chuyển, với một thời gian ngắn và gay gắt ở những nước mà Giáo hội công giáo ít có mặt hay bị mờ nhạt, nhưng ngài chọn vì ngài muốn đến các vùng “ngoại vi” của thế giới, để từ đó ngài chất vấn lương thức của “các nước lớn” được tốt hơn.

Tiếng vang mạnh nhất trong các chuyến đi “không cân đối” này là chuyến đi chớp nhoáng đến đảo Lampedusa, – chuyến đi đầu tiên triều giáo hoàng của ngài -, tháng 7-2013. Cũng cùng đề tài đón tiếp không điều kiện các người tị nạn, tháng 4-2016, ngài có chuyến đi đau nhói đến đảo Lesbos Hy Lạp và ngài mang về theo chuyến bay của mình ba gia đình tị nạn người hồi giáo. Và năm 2014 là chuyến đi Albania, nước ngài ưu tiên trong tất cả các nước Âu châu, họ đã trải thảm đỏ tiếp ngài.

Chuyến đi lần thứ 16 của triều giáo hoàng của ngài dẫn Đức Phanxicô đi Georgia và Azerbaidjan từ thứ sáu đến chúa nhật cũng trong chiều hướng này. Hai quốc gia nhỏ bé – 4.5 triệu dân và 9.6 triệu dân – nằm gọn lỏn giữa ba nước khổng lồ Nga, Iran, Thỗ Nhỉ Kỳ, Đức Phanxicô muốn đến đây vì các Quốc gia này không có nhiều tiếng nói trên trường quốc tế.

Theo ông Greg Burke, tân phát ngôn viên Tòa Thánh thì chuyến đi này được đặt dưới dấu hiệu của “hòa giải và hòa bình”. Do sự kiện hai nước Azerbaidjan và Armênia, nước Đức Phanxicô viếng thăm tháng 6 vừa qua, đang có xung đột vì vùng đất Haut Karabakh. Lần đụng độ cuối là vào tháng 4-2016 đã làm cho 90 người thiệt mạng. Hiện đang có một cuộc thương thuyết hòa bình giữa hai nước và Đức Phanxicô sẽ hỗ trợ như ngài đã hỗ trợ ở Armênia. Còn về Georgia thì luôn có xung đột với nước Nga về vùng đất Nam Ossetia.

Hòa bình nếu có thể ký trên giấy tờ thì cũng chưa ký được trong lòng: chẳng hạn dự trù đầu tiên chuyến đi vùng Caucase này là gồm ba nước Armênia, Georgia và Azerbaidjan. Nhưng Armênia, nước Kitô giáo kỳ cựu nhất thế giới, dứt khoát không muốn kết hợp với Azerbaidjan, họ từ chối dứt khoát vì thế mới có chuyến đi vùng Caucase lần thứ nhì này.

Mục tiêu: cổ động cho Kitô giáo

Theo địa chính trị, mục tiêu thứ nhì của chuyến đi này là Kitô giáo. Nước Azerbaidjan gần như không có tín hữu kitô: chỉ 0,01% cho một dân số có 93% người hồi giáo. Ở Georgia, người công giáo cũng rất thiểu số (2,5% dân số) và thường chia ra ba nhánh, (la-tinh, Armênia, Assyro-Canđê) trong khi Giáo hội chính thống chiếm đa số là 83%.

Nhưng Giáo hội chính thống ở Georgia là giáo hội bài công giáo nhất trong tất cả các giáo hội chính thống… Còn hơn ở Grèce. Vì thế đđó là Giáo hội chính thống duy nhất không công nhận phép rửa tội công giáo. Không đơn giản, rất cao ngạo, đó là Giáo hội đã tẩy chay Công đồng liên chính thống đầu tiên tổ chức ở Crète tháng 6-2016. Cũng những nhà chính thống Georgia không nhân nhượng này đã xém làm hỏng cuộc họp cuối cùng của hội đồng đối thoại công giáo và chính thống, họp tuần vừa qua ở Chieti, nước Ý.

Vì thế cuộc gặp gỡ giữa Đức Phanxicô và Đức Thượng phụ Ilia II, giáo chủ Giáo hội, sẽ thuận lợi để mở đầu cho một cuộc đối thoại. Cũng như ở Istanbul tháng 11 năm 2014 với Thượng phụ Báctôlômêô của Constantinople, hay ở Cuba tháng 9 năm 2015 với Thượng phụ Kyril của Maxcơva, Đức Giáo hoàng cố gắng tạo các quan hệ giữa các Giáo hội kitô, không phải trên nền tảng thần học, nhưng trên quan hệ riêng tư và trên tình bằng hữu.

Quan hệ với hồi giáo

Trục cuối cùng của chuyến đi này, và cũng là trục không kém phần quan trọng là các quan hệ phức tạp của người công giáo với người hồi giáo. Hồi giáo ở Azerbaidjan chiếm đa số và rất năng động: khi chế độ cộng sản sụp đổ họ chỉ có 17 nguyện đường, bây giờ họ có 2000 nguyện đường. Nước Azerbaidjan ở biên giới phía Bắc của Iran, nơi hồi giáo phái chiit chiếm đa số. Như thế đây là lần đầu tiên Đức Phanxicô có cơ hội tiếp xúc với nhánh cao cấp của hồi giáo thế giới (15% người hồi giáo), gần với Kitô giáo hơn là phái sunnit.

Cuối cùng, trong bối cảnh xáo động của cơn khủng hoảng thế giới về hồi giáo và các cuộc chiến tranh ở Irak và Syria, Đức Phanxicô sẽ có một hành vi tượng trưng trong chuyến đi này: chiều thứ sáu ngài sẽ đến cộng đoàn Assyro-Canđe, một cộng đoàn bị lãng quên, họ sẽ tiếp đón ngài ở nhà thờ công giáo Canđê của Thánh Simon Bar Sabba ở Tbilissi, thủ đô của Georgia. Đây là lần đầu tiên một giáo hoàng vào một nhà thờ theo nghi thức Assyro-Canđê, một trong các Giáo hội công giáo của nghi thức Đông phương. Tại đây ngài sẽ gặp Đức Thượng phụ Canđê, Louis Raphael I Sako,  đặc biệt đến từ Irak. Một buổi canh thức cầu nguyện trong tinh thần đại kết “cho hòa bình ở Irak và Syria” sẽ được diễn ra. Các lời tuyên bố mạnh mẽ sẽ được tuyên bố ở đây.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch