Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi được tín hữu kitô Miến Điện kính trọng

426

cath.ch, Grégory Roth, 2016-08-30

Aung San Suu Kyi

Tại chức từ năm tháng nay, với một quyết tâm lớn, ngoại trưởng Aung San Suu Kyi đã quản lý hồ sơ sắc tộc thành công, tạo được sự kính trọng của các tín hữu kitô. Đa số các nhóm nổi dậy được ngoại trưởng mời tham dự ở buổi Hội thảo Panglong vào ngày 31 tháng 8 ở Naypyidaw, thủ đô Miến Điện.

Vào khoảng mười lăm nhóm sắc tộc vũ trang gồm khoảng 1 800 đại diện đến Naypyidaw để dự Hội thảo về Hòa bình do bà Aung San Suu Kyi triệu tập. Theo tin tức của Truyền giáo Nước ngoài của Paris, Giáo hội Á châu (EDA) thì chưa bao giờ hai nhóm nổi dậy mạnh nhất nước, nhóm Was và nhóm Kachins cùng gặp các đại diện của nhà cầm quyền và quân đội Miến Điện để thảo luận về hòa bình.

“Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, đây là lần đầu tiên chúng tôi có cơ hội như vậy, một cơ hội rất lớn, đó là cơ hội được kiến tạo hòa bình”, ông Lian Sakhong hăng hái trả lời với hãng tin Fides, ông là phó chỉ huy trưởng một nhóm nổi dậy người kitô giáo Mặt trận quốc gia Chin (CNF) của miền Tây Miến Điện.

“Thương thuyết với bà Aung San Suu Kyi thì dễ hơn”

Ông Sakhong đã tham dự nhiều buổi họp chuẩn bị với bà Aung San Suu Kyi. “Bà rất cương quyết. Bà biết chuyện bà làm, ông nói tiếp, bà lấy quyết định rất nhanh chóng, hơn các nhà thương thuyết của chế độ cũ, mà, trong trường hợp bế tắc, họ đã phải điện thoại cho lãnh đạo cầm quyền hay lãnh đạo quân đội xin ý kiến. Họ không biết giải quyết vấn đề một cách trực tiếp. Với bà Aung San Suu Kyi thì thương thuyết dễ hơn.”

Ông Lian Shaong cho rằng, cho đến bây giờ, bà ngoại trưởng rất uyển chuyển. “Nếu bạn đề nghị một lập luận có ý nghĩa, bà thỏa thuận nhanh chóng. Bà có thể thay đổi ý kiến dễ dàng”, ông nói thêm, ông kể ví dụ việc mời các đảng phái chính trị đến dự Hội thảo về hòa bình. Mới đầu bà Aung San Suu Kyi chỉ muốn mời những người đã trúng cử vào ghế lập pháp tháng 11. Các nhóm sắc tột thúc đẩy bà phải xem lại quan điểm, cuối cùng bà chấp nhận nới rộng, mời thêm những người đã không trúng cử, gồm những đảng nhỏ của các sắc tộc. Bà Sui Khar cũng là thành viên của Mặt trận quốc gia Chin (CNF) cho biết bà sẵn sàng có những thỏa thuận.

Mọi giải pháp cho các xung đột phải được Bắc Kinh thông qua

Bà Aung San Suu Kyi trải rộng các nỗ lực ngoại giao để họp lại các đại diện các nhóm sắc tộc và quân đội. Bà kết quan hệ với một vài nhóm nổi loạn như nhóm Was bằng cách gởi các phái viên đến tận nơi. Từ ngày 17 đến 21 tháng 8 vừa qua, bà chính thức đi thăm Bắc Kinh. Bà biết các giải pháp cho các xung đột giữa các sắc dân trong nước của bà phải được Bắc Kinh thông qua. Sự tham dự đã được xác nhận của các nhóm Was và Kachins ở Hội thảo về hoà bình chắc chắn không lạ gì với chuyến đi ngoại giao này, cùng với khả năng cĩ thể có sự can thiệp của Bắc Kinh trong vấn đề.

Bà Aung San Suu Kyi được Giáo hội Công giáo mến chuộng

Phương pháp làm việc cởi mở và thực tiển của bà cũng được Hồng y đứng đầu Giáo hội Công giáo mến chuộng. Theo tin tức của trang The Observer, thì đối với Đức Hồng y Charles Maung Bo, tổng giám mục địa phận Rangoon, các tân lãnh đạo làm tốt hơn để giải quyết các vấn đề của đất nước.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch