aleteia.org, Isabelle Cousturié, 2016-07-16
Mọi sự chưa được giải quyết xong ở Trung Phi, nhưng Giáo hội đã làm cho người dân hiểu hòa bình thì đáng giá hơn là chiến tranh và đang cố gắng đưa người tị nạn về nhà của họ.
Từ chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô vào cuối tháng 11-2015, tình trạng đã thay đổi triệt để ở Trung Phi. Khi được hỏi, tất cả đều đồng loạt khẳng định: «Chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đã thổi một luồng gió hy vọng mới cho đất nước, để lại cho chúng tôi di sản là chúng tôi ý thức, chiến tranh không giải quyết được vấn đề», linh mục Mathieu Bondobo của nhà thờ chính tòa Bangui nói cho chúng tôi biết, sáu tháng sau chuyến đi của Đức Phanxicô.
Sau khi Đức Phanxicô về, nhiều người sợ tình trạng Trung Phi sẽ bị tuột dốc. Theo tổng thống Faustin-Archange Touadéra cho biết, dù bây giờ có nhiều vùng vẫn còn bị chế tài bởi các nhóm quân đội vũ trang (chưa tước được vũ khí của họ) nhưng Quốc gia và Giáo hội đã đưa những người lưu vong được trở về nhà mình – 415 000 người ở trong nước và 300 000 người trong những nước lân cận – một trong các ưu tiên hàng đầu của họ. Theo đài VOA Phi châu, phân bộ nói tiếng Pháp cho biết, chương trình theo dõi các người này đang được tiến hành với các tổ chức nhân đạo. Đa số những người lưu vong muốn về nhà nhưng đầu tiên hết, họ muốn phải có an ninh hoàn toàn trong các khu phố.
Theo bản tổng kết 100 ngày tại chức của tân tổng thống, 10 tháng 7 vừa qua, ông hứa một «chiến dịch kiểm tra các nạn nhân của bạo lực», sau khi ban bố một đạo luật sáng tạo, tổ chức và điều hành Tòa án hình sự đặc biệt để xử những người có tội.
Giáo hội ở hàng đầu
Đợt trở về đông nhất là khi các người lưu vong rời đại chủng viện Saint-Marc de Bimbo ở miền Nam Bangui, nơi họ tị nạn từ khi bắt đầu có cuộc nổi dậy giữa của lực lượng Séléka (đa số là người hồi giáo) và những người chống-Balaka (đa số là tín hữu kitô) vào tháng 12-2013 và tháng 1-2014. Hàng chục người tình nguyện về lại nhà họ hay làm lại cuộc đời chỗ khác. Cơ quan Caritas và tòa Sứ thần Tòa Thánh trợ cấp tài chánh, nhất là trả ba tháng tiền thuê nhà cho từng gia đình. Tổng giám mục Dieudonné Nzapalainga địa phận Bangui cho biết: «Một vài người đã mất tất cả tài sản của họ và ở trong tình trạng không còn gì. Đại chủng viện là nơi nương náu của họ. Giáo hội không đóng cửa. Nhưng đó là điểm khởi đầu của những cố gắng (…) chúng tôi xin họ tìm chỗ để thuê hoặc chúng tôi tài trợ ba tháng tiền nhà.».
Dần dần về với sự kết hợp chặt chẽ
Sau chuyến đi của Đức Giáo hoàng, một sự kết hợp chặt chẽ dần dần được thành hình giữa các cộng đoàn kitô giáo khác nhau và hồi giáo. Ngày 6 tháng 7 vừa qua, ở Bangui, người hồi giáo và người không hồi giáo kết hiệp với nhau để mừng tháng ăn chay ramadan chấm dứt, lần đầu tiên sau ba năm chạm trán. Nhân dịp này, các người có trách nhiệm chính trị và tôn giáo liên tiếp lên phát biểu trong nhiều nguyện đường ở thủ đô để cổ động cho hòa bình giữa các cộng đoàn. Một người có trách nhiệm của cơ quan Liên Hiệp Quốc không tin ở mắt mình: «Tôi chưa bao giờ thấy đông người hiệp nhau lại để cầu nguyện như vậy. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy, người Trung Phi không muốn chiến tranh nữa», ông tuyên bố trên đài RFI.
Khi đến Trung Phi và khi mở Cửa Thánh cho Năm Thánh Lòng Thương Xót ở nhà thờ chính tòa Bangui, «Đức Thánh Cha đã làm một hành vi rất mạnh (…) Hành vi và sứ điệp của ngài đã làm cho tình trạng an ninh bớt gay go», tổng thống Touadéra ghi nhận trong lần ông đến Rôma vào tháng tư vừa qua. Ông nói thêm, Đức Phanxicô «đã hợp tác» để đất nước Trung Phi được dịu xuống, để mở ra một trang mới, và ngài đã làm «trong những điều kiện an ninh khó khăn, với lòng can đảm và chúng tôi rất biết ơn», ông khẳng định.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch