JMJ, Đức Phanxicô không chấp nhận «các người trẻ-đivăng»

389

 

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2016-07-30

Đức Phanxicô bế mạc giới trẻ 20160731

Tối canh thức thứ bảy kết thúc ngày JMJ ở Krakow, Đức Phanxicô đã đưa ra lời thách thức, ngài xin các bạn trẻ đừng sống như người «u mê», phải rời «ghế bành», phải mang giày có «móc sắt» để «thay đổi thế giới» vì «câu trả lời cho chiến tranh» là «tình huynh đệ».

«Chúa Giêsu là Chúa của nguy cơ!» tối thứ bảy, trước hàng trăm ngàn bạn trẻ họp nhau lại ở ngoại ô Krakow, Ba Lan để canh thức mừng ngày JMJ lần thứ 31, thêm một lần nữa, Đức Phanxicô đã chứng tỏ khả năng sáng tạo bằng lời của mình, khi ngài kêu gọi các người trẻ công giáo đến từ 187 nước trên thế giới cùng dấn thân với Chúa Kitô để «thay đổi thế giới». Nhất là ngài thách thức họ khi tố cáo một loại «tê liệt nguy hiểm lẫn lộn hạnh phúc với chiếc đivăn!».

Quả thật, «thời buổi này, chúng ta không cần những người trẻ-đivăn, nhưng những người trẻ đi giày, tốt nữa là đi giày có móc sắt. Thế giới này cần những cầu thủ thực thụ trên sân, không có chỗ cho cầu thủ trừ bị.» Đối với Đức Phanxicô, ván bài có tầm vóc: «Nếu mình không để hết tất cả sức của mình vào, thì thế giới sẽ không khác đi». Và «lịch sử ngày nay đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ nhân cách của mình và không cho bất cứ ai khác quyết định tương lai giùm cho chúng ta.»

Các bạn trẻ «mất tự do của mình» khi «để hàng giờ an lành trao qua đổi về các trò chơi vidéo»

Ngài giải thích: trong khi các bạn trẻ để «mất tự do của mình» khi «bỏ hàng giờ để chơi video hay ngồi trước màn hình» không nhận ra mình «u mê dại dột ngủ» – và không quên «các chất ma túy khác được xã hội chấp nhận» còn làm cho chúng ta trở nên nô lệ hơn – để cho «người khác, có thể tỉnh thức hơn, nhưng không hẳn tốt hơn quyết định tương lai cho chúng ta».

Vì thế ngài gằn mạnh «sự thật ở nơi khác» vì «chúng ta không đến thế giới này để ‘sống leo lắt vô vị’, để sống trong dễ dàng, để có một đời sống nằm ngủ trên đivăn; ngược lại, chúng ta đến thế giới này cho chuyện khác, để ghi lại một dấu ấn, một dấu ấn đánh dấu lịch sử».

«Chúng ta, chúng ta không muốn thắng hận thù bằng nhiều hận thù hơn»

Vì thế, Đức Phanxicô mời gọi các bạn trẻ phải theo «Giêsu, Chúa của bất trắc, Chúa của luôn vượt ‘lên cao’», Đấng, «không phải là Chúa của tiện nghi, của an toàn, của tiện lợi» nhưng là Đấng giúp chúng ta hiểu «không có gì quý hơn là người chúng ta đang có bên cạnh».

Lời kêu gọi ở một thế giới bị tàn phá, một phần do chiến tranh – lời chứng mãnh liệt của một thiếu nữ người Syria lúc đầu buổi canh thức – hay do lo âu: «Chúng ta không muốn hủy diệt (…) Chúng ta, chúng ta không muốn thắng hận thù bằng nhiều hận thù hơn, thắng bạo lực bằng nhiều bạo lực hơn, thắng kinh hoàng bằng nhiều kinh hoàng hơn. Câu trả lời của chúng ta cho thế giới đang chiến tranh này có một tên: tên của nó là tình huynh đệ, tên của nó là mối dây anh em, tên của nó là gia đình.»

«Cái sợ chỉ dẫn đến một nơi: đóng cửa»

Như thế các tín hữu phải đi ra, không «khép mình», nghĩ rằng mình bị «đe dọa bởi những người chung quanh» họ «bức bách mình», buộc mình «phải tê liệt chai cứng». «Người ta muốn chúng ta nghĩ rằng, khép kín là cách hay nhất để che chở mình khỏi người làm sự dữ», hoặc, «cái sợ chỉ dẫn đến một nơi: đóng cửa. Và khi cái sợ núp trong việc đóng cửa, thì nó luôn đi theo sự tê liệt», mà «tê liệt là một trong những điều tệ nhất».

 

«Chúng tôi người lớn, chúng tôi cần các bạn trẻ»

Vì thế mới có sự sai đi này: «Đi bằng những con đường để theo sự “điên cuồng” của Chúa chúng ta, Đấng dạy chúng ta gặp Ngài nơi người đói, nơi người khát, nơi người trần truồng, nơi người bệnh, nơi người có ý xấu, nơi người bị tù, nơi người tị nạn, người di dân, nơi người láng giềng cô đơn. Đi bằng những con đường của Chúa, mời gọi chúng ta là những tác nhân chính trị, những người suy nghĩ, những người làm việc cho xã hội. Ngài thúc đẩy chúng ta nghĩ đến một nền kinh tế vững chắc hơn.»

«Tất cả cùng nhau, chúng tôi xin các bạn trẻ đòi hỏi chúng tôi phải đi trên con đường của tình huynh đệ»

Vì «ngày nay, người lớn chúng tôi, chúng tôi cần các bạn trẻ, để dạy chúng tôi sống chung trong sự khác biệt, trong đối thoại, chia sẻ nét văn hóa đa dạng, không phải như một đe dọa, nhưng như một cơ hội: các bạn trẻ hãy có can đảm dạy chúng tôi xây cầu thì dễ hơn là dựng tường! Và tất cả cùng nhau, chúng tôi xin các bạn trẻ đòi hỏi chúng tôi phải đi trên con đường của tình huynh đệ. Xây dựng các cây cầu.»

 

Thiên Chúa «mời bạn mơ»

Đức Giáo hoàng kết thúc bài nói chuyện dài của mình bằng một «bí mật»: «Các bạn trẻ thân mến, và đây là bí mật. Thiên Chúa chờ một cái gì ở bạn. Thiên Chúa chờ bạn. Thiên Chúa đến cắt đứt các đóng khép của chúng ta, Ngài đến mở các cánh cửa của đời sống chúng ta, của tầm nhìn chúng ta, của quan điểm chúng ta. Thiên Chúa đến mở những gì đóng kín các bạn. Ngài mời gọi bạn mơ, Ngài muốn làm cho bạn thấy, với bạn, thế giới có thể đổi khác.»

Và Đức Phanxicô đoan chắc: «Thiên Chúa, như trong ngày lễ Hiện Xuống, Ngài muốn thực hiện một trong những phép lạ lớn nhất mà chúng ta có thể có kinh nghiệm: làm thế nào mà các bàn tay của các bạn, của tôi, của chúng ta biến đổi thành dấu hiệu của hòa giải, của hiệp thông, của sáng tạo. Ngài muốn các bàn tay của bạn tiếp tục xây dựng thế giới ngày nay. Ngài muốn cùng xây dựng với bạn.»

Trả lời cho sự bác bỏ này, Đức Giáo hoàng kết luận: «Các con sẽ nói với cha: Thưa Cha, nhưng con, con có những giới hạn, con là kẻ có tội, con làm gì được? Khi Chúa gọi chúng ta, Ngài không nghĩ chúng ta là ai, chúng ta là gì, chúng ta đã làm gì hay đã ngưng không làm gì. Ngược lại, lúc Ngài gọi chúng ta, Ngài nhìn tất cả những gì chúng ta sẽ có thể làm, tất cả tình yêu mà chúng ta có thể làm lan truyền. Ngài, Ngài luôn nhắm đến tương lai, đến ngày mai. Chúa Giêsu hướng bạn đến chân trời.»

Marta An Nguyễn chuyển dịch