lavie.fr, Jean-Pierre Denis, chủ biên báo Đời sống, 2016-07-20•
Người ta nói đó là những thằng điên. Ai có thể hoang tưởng trên cái chết của đại đa số những người vô tội? Ai, có thể lạnh lùng lên kế hoạch cho những hành động khủng khiếp, không lý do mà cũng là phi lý như thế? Ai, có thể làm được như súc vật giữa một buổi lễ vui của dân chúng vào một ngày lễ như ngày 14 tháng 7 ở Quảng đường Promenade des Anglais? Những thằng điên… Như người ta đã nói khi tên điên Andreas Breivik thảm sát các chiến sĩ trẻ làm việc ở một đảo ở Na Uy. Hay khi một tên giết người mang súng tự động đến khuôn viên một trường đại học Mỹ. Để làm một hành động ác độc như vậy, thì phải mở một lỗ hỗng quái dị. Ma quỷ. Quá tự mê. Nhưng dù cho những hành vi quái quỷ này lẫn lộn với ước muốn lộn xộn, khó phân biệt, đâu là muốn nổi tiếng, đâu là muốn giết người hàng loạt thì những tên điên này cũng không làm một cách có hệ thống. Chúng không có trong lịch làm việc có tính cách chính trị-tôn giáo của khủng bố hồi giáo toàn cầu hóa. Rõ ràng là khác nhau.
Cái «tài tình» của nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng là họ dùng các xung năng bệnh hoạn này như vũ khí. Đốn ngã tất cả các rào cản tâm lý. Tại hiện trường, dàn cảnh chặt đầu cận cảnh, chợ nô lệ, phá hủy nhà thờ. Để gây ấn tượng cho những người họ muốn người đó quy phục mình (các người hồi giáo khác, các tín hữu kitô giáo ở Trung Đông, «Phương Tây»…). Đây cũng là một cách lôi cuốn! Vì sự dữ làm quyến rũ, quyền lực của nó tác động như một người tình. Những tên vô lại lũ lượt ở đó, chúng tiếp tục dương oai ở nhà chúng ta. Giết người như một ưu đãi. Từ tên nhà quê trở thành con «sư tử».
Nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng không sáng chế ra khủng bố hồi giáo – loại khủng bố này bắt đầu ở nước Pháp năm 1995 với Khaled Kelkal, rồi vụ 11 tháng 9, đó là không nói đến trào lưu dâng cao của chủ nghĩa chính thống trong các nước hồi giáo chung chung từ khoảng ba mươi năm nay. Ngược lại, sự tổ chức đã được đổi mới. Sau vụ thảm sát ở tòa báo Charlie và siêu thị của người Do Thái Hypercasher, sau vụ thảm sát Bataclan, cũng như vụ Merah, vụ Orlando ở Mỹ, cũng như vụ giết hai vợ chồng cảnh sát Pháp ở Magnanville, và bây giờ là Nice. Và sau nước Pháp, bây giờ đến nước Đức. Sau khi dùng xe tải, bây giờ dùng dao rựa. Nhưng luôn luôn một lôgic. Chiến thuật này có tác động, dưới hình thức cùng khai thác một nhãn hiệu hoặc hình thức tự tung tự tác. Mỗi người tự có sáng kiến dùng vũ khí của mình, chọn cách làm việc: cứ việc giết bao nhiêu tùy ý, khi nào cũng được, muốn làm sao cũng được và cuối cùng thì chúng sẽ có «nhãn hiệu» Nhà nước Hồi giáo Tự xưng. Tổ chức khủng bố đã làm những hố thẳm của tâm hệ thành vũ khí làm mất thăng bằng hàng loạt. Trong chiến tranh, ai phát minh một vũ khí mới là có được một lợi thế đáng kể. Quý vị thấy đó, trước là bom pháo kích V2 của nazi, sau đó là bom nguyên tử của Mỹ. Cho đến khi nào chúng ta chưa tìm ra cách chống đỡ thì, khổ thay, hiện tượng này sẽ còn tiếp tục.
Một yếu tố quyết định khác của cuộc chiến tranh này là tâm lý tập thể. Chủ nghĩa khủng bố là có hiệu quả. Nó làm cho chúng ta có cảm giác mình không còn được bảo vệ, mình không còn có thể sống, mình bị đe dọa mỗi ngày, cho đến trong đời sống bình thường của chúng ta – một cảm giác được củng cố bởi truyền thông và chính trị thổi phồng lên. Khi đẩy các ý kiến quần chúng đến tâm lý chiến tranh, Nhà nước Hồi giáo Tự xưng đã lấy điểm và sẽ còn lấy điểm mà không tốn một xu. Các chính trị gia của chúng ta phải giữ bình thản và chỉ dẫn cho chúng ta cách nào để không bị sụm, cách nào để cự lại trong nhân phẩm. Từ sự điên cuồng cá nhân của tội ác không được đáp ứng lại bằng cuồng hoảng tập thể của việc trả thù. Chúng ta buồn, chúng ta để tang. Nhưng về phần mình, chúng ta đừng vì giận mà thành điên.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch