laroix.com, Jean-Baptiste François, 2016-07-18
Trong số 84 nạn nhân thiệt mạng ở Nice ngày 14 tháng 7, có 30 người hồi giáo, ông Otmane Aïssaoui, giáo trưởng của Đại Nguyện Đường của thành phố cho biết.
Trong số đông đảo người đến xem pháo bông ở quảng đường Promenade des Anglais ngày 14 tháng 7 vừa qua, có rất đông người hồi giáo và họ cũng bị thiệt hại nặng trong thảm kịch này tối hôm đó. Ba mươi trong số những người bị chiếc xe tải 19 tấn do tài xế khủng bố Mohamed Lahouaiej-Bouhlel cán nát.
Trên con đường kinh hoàng này, nạn nhân đầu tiên là bà Fatima Charrihi, 62 tuổi người gốc Maroc. «Bà là tín hữu trung thành của nguyện đường chúng tôi. Tôi biết bảy đứa con của bà, tất cả đều đã trưởng thành bây giờ», ông Otmane Aïssaoui nói, ông là chủ tịch Hiệp hội các tín hữu hồi giáo ở Alpes-Maritimes (Umam) và là giáo sĩ của thành phố. Bà Charrihi đến Nice lúc bà 20 tuổi để đoàn tụ với chồng là thợ nề. Rất mộ đạo, bà mang khăn voan, bà có bạn ở nhiều tín ngưỡng khác nhau và bà trao truyền cho con cái mình các giá trị của lòng tôn trọng và bao dung.
Trong số các nạn nhân có các trẻ em.
Trong số các nạn nhân có nhiều trẻ em, em Mehdi, 12 tuổi người ở thành phố Nice, con của một trọng tài bóng đá và người em gái song sinh của mình còn hôn mê, Mohamed Toukabri, một thợ cơ khí người gốc Tunisia, ngoài 50 tuổi. Em Kylian, 4 tuổi và mẹ của em là Olfa, đến từ Lyon để xem pháo bông.
Trong số những người thiệt mạng, có khoảng hai mươi người Tunisia. «Chúng tôi đang liên lạc với các sứ quán để đưa thi hài của họ về nước», giáo sĩ Otmane Aïssaoui giải thích. Việc đưa thi hài về nước sẽ làm sau khi xong nghi thức tẩm liệm và sau buổi lễ dự trù tổ chức vào ngày thứ năm ở Đại Nguyện Đường Ar-Rahma («Lòng thương xót»), ở phía bắc-đông thành phố, buổi lễ sẽ có sự hiện diện của nhiều đại biểu địa phương.
«Người dân cùng chết chung, dù họ thuộc tôn giáo nào»
Trong khi chờ đợi, ông Otmane Aïssaoui và giáo sĩ Boubekeur Bekri tháp tùng các gia đình bị tang trong nhà quàn tạm thời ở Acropolis, trụ sở các hội thảo ở gần quảng đường Promenade des Anglais.
Chỉ ở khu phố Madeleine, phía bắc thành phố cũng đã có mười mấy người chết. Một vài gia đình mất cha mẹ và con cái. «Tất cả mọi người đều đau khổ, thật khó để có thể thấy người chết», bà Kawthar Ben Salem cho biết, bà là chủ tịch các sinh hoạt ở Umam.
Phản ứng trước thảm kịch, các giáo sĩ mong muốn đưa ra lời kêu gọi vào tháng 9 này, trong các buổi «hội thảo suy tư và hành động» sẽ thảo luận để «phá vỡ hận thù» trong các khu phố nhạy cảm và ở các trường học. «Để cổ động cho đời sống chung, chống thu mình vào trong sắc tộc của mình và để chống các mưu toan chính trị cục diện, thì phải kêu gọi, rằng người chết họ chết chung, dù họ ở bất cứ tôn giáo nào», ông Otmane Aïssaoui giải thích.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch