letempsdypenser.fr, Louis Charles, 2017-06-30
Khi Đức Phanxicô ghi nhận đa số các cuộc hôn nhân công giáo không hợp lệ, ngài làm một chẩn đoán, nhưng ngài không thay đổi một dấu phẩy nào trong tín điều công giáo. Vậy mà đã gây một phản ứng cuồng hoảng nơi một số tín hữu.
Thật là lạ lùng, vì người ta không chịu đọc những gì ngài đã thật sự tuyên bố, chứ không phải trích ngắn cụt ra ngoài ngữ cảnh mà chúng ta thấy trong phản ứng của họ, chúng ta ghi nhận, những gì ngài tuyên bố là ở trong đường thẳng của Giáo hội về bí tích hôn nhân: hôn nhân là bất khả phân ly, khi hôn nhân được hợp thức qua bí tích, thì tất nhiên phải có một vài điều kiện hợp lệ đã được phối hợp trước. Điều này giải thích vì sao trong một vài trường hợp, Giáo hội về sau biết rằng, một vài hôn nhân mà mới đầu nghĩ là hợp lệ đã không hợp lệ. Cái người ta gọi đó là tiêu hôn (chứ không phải là hủy đám cưới).
Sự ghi nhận về tình trạng chưa trưởng thành về mặt cảm xúc, tâm lý, thiêng liêng của nhiều người công giáo thật sự không có gì ngạc nhiên khi chịu khó mở mắt ra nhìn thực tế. Nếu không phải như vậy, thì chúng ta đã không có những cuộc tranh luận về người ly dị tái hôn. Không có gì mới lạ về điểm này.
Dù vậy khi Đức Phanxicô nói lên những gì ai cũng thấy mà không dám nói to, nói rõ thì một vài người công giáo tức tối. Có người còn chê bai và tỏ ra kinh ngạc công khai.
Nhưng có phải điều đáng kinh ngạc là có một số người công giáo dị ứng với tính thẳng thắn của Đức Phanxicô không?
Cũng như khi Đức Phanxicô tuyên bố, “Giáo hội phải xin lỗi những người đồng tính mà Giáo hội đã xúc phạm”, thì ngài chỉ nhắc lại lời Phúc Âm: mời gọi những người cư xử không có đức ái với những người đồng tính hoán cái, trong đó có cả chính ngài. Ngược lại, ngài không thay đổi gì quan điểm về người đồng tính. Trong nghĩa này, ngài không thay đổi gì từ ngày ngài còn ở Buenos Aires, ngài đã chống đối dự luật hôn nhân cho người đồng tính ở đó…
Dù vậy một vài người công giáo cảm thấy bất ổn. Nhưng chính xác có phải phản ứng của họ mới bất ổn không?
Có gì bất ổn khi giảng cho người công giáo sự hoán cải tâm hồn và hoán cải cái nhìn không? Có gì bất ổn khi nói với người công giáo là khi họ làm tổn thương người anh em mình thì họ phải xin lỗi không? Những gì Đức Giáo hoàng nói thì phù hợp với tinh thần Phúc Âm. Trách cứ ngài, trong khi mình là tín hữu của một tôn giáo tình yêu thì vừa tỏ ra cho thấy mình vừa mâu thuẫn, vừa lố bịch.
Nhưng nhất là, đó là dấu chỉ của một cái gì trục trặc. Ít nhất ở trong một vài môi trường. Vì các thành kiến chống Đức Phanxicô thì không được mọi người đồng tình, cả ở trong lẫn ở ngoài Giáo hội…
1/ Các phản ứng cuồng hoảng của một vài nhóm công giáo
Một vài môi trường công giáo bám riết để chỉ trích giáo hoàng nhân danh căn tính công giáo mà họ lầm với toàn bộ các thói quen xấu, các định kiến, các thành kiến họ thừa hưởng từ môi trường, từ gia đình… Chính trong di sản này mà họ để đức tin vào, rồi họ tố cáo Đức Phanxicô muốn bán tống bán tháo nó đi.
Họ không tha cho ngài khi ngài nhắc, căn tính duy nhất của kitô hữu là theo Chúa Kitô và từ đó mà thay đổi rất nhiều chuyện của chính mình và chung quanh mình… và như vậy là phải cắt đứt các định kiến và các liên kết với môi trường gốc của mình.
Một số người công giáo đạo gốc từ chối trở thành người kitô hữu do mình tự chọn. Họ làm như cái mà người ta gọi trong thuật cưỡi ngựa, từ chối một trở ngại, để thử vượt lên cái cứng ngắc, cái chai cứng tâm hồn mình để trung thành với giáo huấn của Giáo hội.
Từ đó là nghịch lý của những người công giáo này, họ thà đi theo tư tưởng quá khích của Charles Maurras và Pierre Gattaz hơn là đi theo tư tưởng của các Tổ phụ Giáo hội, họ muốn mình công giáo hơn cả giáo hoàng, đến mức tự cho mình có quyền cho ngài bài học về đạo công giáo. Khi họ không thẳng thừng tố cáo ngài phản bội di sản đức tin!
Lấy lý do tố cáo các lỗi lầm, có thật của hàng tu sĩ và hội đồng giám mục Pháp đã dùng chiêu đề Công đồng Vatican II để biện minh cho những hoảng tưởng riêng của mình (mục vụ thần học, phụng vụ và luân lý) và cuối cùng là sự phản đạo của chính mình, một vài môi trường công giáo muốn đổ trách nhiệm này lên giáo hoàng Argentina, một chuyện mà ngài không có trách nhiệm gì!
Sự mâu thuẫn giữa những gì họ nói – là người công giáo là phải trung thành với uy quyền của Giáo hội vì Giáo hội được Thần Khí hướng dẫn – và thái độ ứng xử tin lành của họ – phủ nhận uy quyền của giáo hoàng về mặt trí tuệ, thiêng liêng và đạo đức – thì ai cũng thấy trừ chính họ. Gần như họ là những người duy nhất không ý thức chuyện này.
Nhưng chuyện phi lý nhất trong loại ứng xử này, là họ cố tình xúc phạm và họ không lùi bước trước bất cứ một phương cách bất lương, vô lễ, ác ý nào: chửi rủa, vu khống, nói bóng nói gió, trích cắt xén hay ngoài ngữ cảnh, tố cáo không bằng chứng… Tất cả bộ sưu tập nhỏ này là của người mưu mô hoàn toàn (hay đúng hơn là cả một mưu toan).
Các cách cư xử này là đi ngược với những gì Chúa Kitô đòi hỏi (yêu người như mình vậy). Những ai dùng những loại phương cách này, họ từ chối không những không để cho Đức Phanxicô được giả định là vô tội, mà nhất là họ từ chối không chấp nhận long khoan dung nơi ngài. Đó là những người làm chứng ngược đối với người ngoài kitô giáo. Họ làm nản lòng những người có thiện chí và làm cho những người khác bỏ đi.
Một thái độ như vậy phản ảnh (phản bội?) nơi những người có một ác ý sâu đậm, không thể tách rời khỏi một hình thức kiêu ngạo, xem mình là hội đồng quản trị Giáo hội và Đức Phanxicô như giám đốc điều hành công ty, phải thường xuyên báo cáo cho họ và nhất là phải làm cho họ hài lòng.
Thật không may cho họ, Giáo hội đã do Chúa Kitô mong muốn và dựng lên và giáo hoàng được chính Thần Khí chỉ định. Không thể hạ được ngài, họ tự an ủi mình bằng cách đặt ngài thành vấn đề, tựa như khi chính trị gia công giáo Pháp Alain Juppé đã nói về Đức Bênêđictô XVI, rằng ngài đã bắt đầu tạo “một vấn đề thật sự” và ngài sống “trong tình trạng tự kỉ hoàn toàn”,
2/ Chống đối Giáo hoàng và từ chối Tin Mừng
Những gì Đức Gíáo Hoàng chỉ trích, thực chất là ngài đòi hỏi người công giáo trung thành với Phúc âm.
Đức Phanxicô cảnh giác để chúng ta tránh nguy cơ hay đúng hơn tránh cám dỗ thích bảo vệ hình thức (văn hóa kitô) hơn là sống theo nội dung (Chúa Kitô).
Một vài người công giáo trách ngài, vì ngài đã nhắc họ Chúa Giêsu-Kitô không đòi có người bảo vệ mình nhưng Ngài đi tìm các chứng nhân, và hai chuyện này không phải là một (nếu là một thì ngài đã nhờ đạo binh thiên thần bảo vệ để ngài khỏi chịu sự Thương Khó).
Một vài người vô thần sùng kính chỉ trích ngài, vì ngài đã nói to lên rằng các người công giáo Âu châu đừng đến đây để nhắc cho đám đông ngu dốt các vẻ đẹp của nghệ thuật La Mã, nhưng để báo cho họ Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô đã cứu chuộc chúng ta, bắt đầu hết là chính họ phải sống nhất quán với Tin Mừng.
Một vài người ghét ngài, vì ngài nhắc họ có một sứ mệnh: làm chứng bằng chính cuộc sống của mình và bằng lời, rằng Chúa là Chúa của tình yêu và chỉ có Ngài mới lấp đầy khát vọng căn bản của con người là được yêu («Ai có thể lấp đầy được các ước muốn của tâm hồn tôi, đáp trả được một đòi hỏi có được một tình yêu trọn hảo của tôi? Ai, nếu không phải là Chúa, Chúa trọn lành, Chúa của tình yêu tuyệt đối của mọi thời gian»).
Những gì họ ghét ngài trên hết, là khi Đức Phanxicô nhắc họ trách nhiệm, bao gồm cả họ là những người đã được rửa tội, họ có bổn phận làm gương, vì thánh thiện không phải là một chọn lựa mà họï có thể chọn tùy tiện nhưng đó là ơn gọi duy nhất, lý do chính duy nhất của họ ở trần thế này và là điều kiện cho sự cứu rỗi của họ.
Một vài người căm ghét ngài, vì họ không muốn nghe rằng, đức tin kitô là đức tin vào Chúa toàn năng, Đấng quyết định cần chúng ta để thực hiện chương trình cứu chuộc nhân loại. Họ thích Chúa của họ là một Chúa hồi giáo, ra lệnh cho họ được dùng vũ lực.
Sự ám ảnh của họ về hồi giáo là phản ảnh sự mong muốn và tiếc không thể kích động được ý muốn quyền lực riêng của mình, theo hình ảnh của những người hồi giáo này, những người có thể biện minh ý muốn thống trị của họ bằng cách đưa ra khủng bố và áp đặt một chế độ khắt khe (dhimmi) cho những người không phải là hồi giáo…
Tình yêu làm thông minh thì ác ý làm mù quáng. Cứ muốn làm cho Đức Giáo hoàng nói những chuyện mà ngài không nói, chẳng hạn cáo buộc ngài nói tất cả các hôn nhân là vô hiệu thì các kẻ thù của ngài tự cho mình là những người không hiểu gì.
Vì khi đưa ra một chẩn đoán không được ưng ý, trên thực tế của một vài hôn nhân được cử hành theo hình thức, ngài chỉ đưa ra các hệ quả của sự phản đạo và khoan hòa của một số người có trách nhiệm trong hàng giáo sĩ, đã bỏ không làm sáng tỏ lương tâm, khi không từ chối cử hành bí tích hôn nhân khi thấy có những điều kiện hợp lệ không được phối hợp!
Khi từ chối không muốn nghe những gì Đức Giáo hoàng đích thực nói mà chỉ thích vu khống, thích ghét ngài, thì những người công giáo này tự cho mình có mắt mà không ngươi.
Sự cuồng hoảng mà một số người gợi lên về Đức Phanxicô không làm cho chúng ta biết thêm về những gì Đức Phanxicô làm hay nghĩ, nhưng lại làm cho chúng ta biết nhiều về đời sống nội tâm của những kẻ gièm pha.
Trên quan điểm này, sự dị ứng với Đức Phanxicô là một chỉ dẫn tốt cho những rời rạc và ô nhục của một vài môi trường công giáo. Theo một nghĩa nào đó, đó cũng là một tin tốt: các mặt nạ được rơi xuống!
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch