Ông Gaëtan: Tôi cần một Người Cha và các điểm chuẩn
Sống đời sống công giáo trong 10 bài học. Kỳ thứ 12
aleteia.org, Sabine de Rozières, 2016-06-25
Ông Gaëtan là giám đốc các công việc tổng quát trong một trường trung học lớn ở Paris. Ông có năm đứa con.
Aleteia: Vì sao Chúa có một chỗ đứng trong đời sống của ông?
Ông Gaëtan: Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi bị nghiện rượu, mẹ tôi mất năm tôi 19 tuổi. Khá trẻ, tôi đã có một cuộc gặp gỡ riêng với Chúa Kitô. Không phải vì tôi có khả năng gì cao hơn người khác, nhưng khởi đầu, đó là việc đi tìm một điểm tựa cố định trong một gia đình bị phân tán. Tôi cần một Người Cha và các điểm chuẩn, một cái gì không thể xâm phạm mà tôi có thể quay trở lại đó. Đối với tôi, cuộc gặp gỡ này là điểm khởi đầu cho mọi đức tin sống động, người ta có thể thấy đây như đi đôi với một lòng tin xã hội hay một lòng tin theo quy ước. Như các anh chị em tôi, chúng tôi bị bỏ mặc một mình, điểm chuẩn của tôi là Thánh lễ, cuộc hẹn duy nhất mà tôi không để thiếu. Nhanh chóng, tôi ý thức được mọi sự sẽ qua nơi Thánh Thể.
Đối với ông, “có đức tin” có nghĩa là gì?
Trước hết đó là nguồn của kinh ngạc. Khó mà nói, đức tin của tôi có được tăng từ ngày tôi có hay không, nhưng đức tin vẫn hoàn toàn ở trong tôi. Tuy nhiên, đức tin có thể lớn lên trong chừng mực tôi biết càng ngày nó càng có chỗ của nó. Nhưng vì đây là ơn ban, đức tin không phải là hoa trái của đời sống đức hạnh của chúng ta (hay không!)… và may thay! Đức tin bao gồm một đường lối hạnh kiểm mà tôi có thể tóm trong những chữ: khiêm tốn và đơn giản. Nghịch lý là mình phải xóa mình nhiều nhất có thể để Chúa có trọn chỗ dành cho Ngài.
Ông có dành một hành động nào hàng ngày cho Chúa không?
Từ nhiều năm nay, tôi đọc kinh sáng, tôi cũng cố gắng đọc 15 phút mỗi tối. Nhưng để trung thành với các cuộc hẹn với Chúa thì cả là một cuộc chiến đấu, thực chất, đó là chương trình của cả một đời. Cùng với vợ tôi, chúng tôi có thói quen đọc kinh chung, trừ với con cái, hoặc khi chúng tôi đi lễ. Có cả một sự mật thiết khi cầu nguyện, một trải lòng mình… Có ngày chúng tôi sẽ đạt được, hy vọng. Nhưng tôi không nghĩ đây là một bắt buộc.
Ông muốn nói gì với người công giáo?
Ngày nay, dám đi ra khỏi mình để tuyên xưng Chúa Kitô sống lại với thế giới! Đó là một hành vi của đức ái, tuyên xưng sứ điệp này cho dân chúng. Phải dám chịu nguy hiểm, chịu bất trắc, không bao giờ chặn đường của Thần Khí. Như linh mục Guy Gilbert nói, “Chỉ duy nhất có Chúa mới tuyệt vời!” Ngay cả chúng ta biết dùng các phương tiện truyền thông hiện nay, nhưng chúng ta có thể làm mà không có nó và có thể trở về với với một hình thức gần gũi nào đó, đó là thực tế của giáo xứ, nó là trọng tâm.
Theo ông, cái gì có thể cứu nhân loại?
Nhân loại đã được Chúa Kitô cứu! Nhưng tôi nghĩ họ không nhận ra, thậm chí hoàn toàn không nhận ra. Vì chúng ta là những sinh vật có tự do, nên chúng ta chọn cho mình được cứu, nếu không thì Chúa sẽ là độc tài! Chúa làm với sự đồng ý của chúng ta. Sau đó, là kitô hữu, chúng ta phải làm thế nào để người đương thời với chúng ta ý thức được, điều này chỉ có thể làm qua chứng từ của chúng ta. Một thế giới được cứu là một thế giới sẽ hiểu mình được thoát khỏi tội và được tha thứ.
Đâu là nổi sợ lớn nhất của ông?
Cái chết, nhưng nhất là đau thể xác kèm theo đó, cho tôi cũng như cho người khác. Chuyện này làm tôi lo, đó là sự e sợ của người tử đạo!
Cái gì làm cho ông hạnh phúc?
Khi trong một vài lúc của một chuyện gì đó, tôi có thể nói tôi là một người chồng tốt hay một người cha tốt với các con tôi. Nhưng nếu nói về niềm vui thì khó cho tôi, vì tôi không có bản chất vui vẻ. Tôi nghĩ, nữ triết gia Simone Weil có nói: “Hạnh phúc là luôn chinh phục trên mảnh đất của đau khổ”, đó là những chữ có tiếng vang lớn trong tôi. Nói cách khác, tôi thiết thực tin chắc, chìa khóa của hạnh phúc đích thực là khả năng mình ra khỏi mình, hết lòng phục vụ người khác. Hạnh phúc là không giữ gì, là không nắm gì… Đó là những gì tôi cố gắng trao truyền cho các con tôi.
Đức tính nào ông thích nhất và tại sao?
Đức tính mà tôi hiểu ít nhất, đó là Hy vọng. Dù tôi cảm thấy mình được đào tạo trong đức tin, tôi thấy phần tham dự của tôi là Đức ái và Hy vọng… Là một tình trạng, một hiến mình, nhưng phải sáng suốt! Một loại “cực kỳ sáng suốt”, nhìn thế giới và nhận ra nó được cứu. Về phần tôi, tôi có khuynh hướng cam chịu và tuyệt vọng, chắc chắn trước hết đó là thiếu đức tin. Điều này không rõ ràng với tôi, là cả một huyền bí to lớn cần dò tìm. Đến mức, tôi đặt cho một trong các con gái tôi tên là Hy vọng, như thế mỗi buổi sáng thức dậy tôi có thể thấy nó (như Charles Péguy)!
Thánh nào ông kính mến nhất và tại sao?
Tôi không có thánh nào theo tôi như bạn đồng hành. Nhưng từ hai năm nay, tôi biết được thánh Faustine khi đọc nhật ký của bà. Các mặc khải riêng về Lòng thương xót bà nhận phù với nhu cầu đích thực của tôi. Và “tràng hạt Lòng thương xót” thì đọc nhanh hơn là lần chuỗi theo truyền thống, như thế rất hợp với tôi!
Kinh nào là kinh ông thích nhất và tại sao?
Kinh Kính Mừng vì kinh mình đọc với Mẹ Trên Trời. Đó là kinh tiêu biểu của người nghèo, mình cầu với Đức Mẹ, người phụ nữ đầu tiên của Giáo hội, vì Mẹ mang Con Thiên Chúa. Khi các con tôi đọc kinh này khi chúng còn nhỏ, tôi thấy kinh này chứa đựng hết cả tình dịu dàng của Chúa.
Marta An Nguyễn dịch