Pascal Bruckner: «Chúng ta bị ở trong lề thói đã quen của chuyện ghê tởm»

355

Pascal Bruckner: «Chúng ta bị ở trong lề thói đã quen của chuyện ghê tởm»

lefifaro.fr, Vincent Tremolet de Villers, 2016-06-14

Pascal Bruckner, triết gia, nhà khảo luận Pháp
Pascal Bruckner, triết gia, nhà khảo luận Pháp

Le Figaro. – Nước Mỹ bị tấn công ngay mặt…

Pascal Bruckner. – Nước Mỹ của Barack Obama tưởng mình tránh được các cuộc tấn công của hồi giáo. Một phần do ban Quản trị, báo chí (tôi nghĩ nhất là báo New York Times) giải thích cuộc tấn công báo Charlie và vụ 13-11-2015 là do đường lối chính trị của nước Pháp đối với hồi giáo. Theo họ, sự hung hăng của Pháp là một trong những lý do các cuộc tấn công mà chúng ta phải chịu. Dù có một đường lối chính trị khác, họ cũng là hiện trường của một cuộc tàn sát khủng khiếp. Vậy là người đi cho bài học, đến lượt mình cũng bị tấn công. Từ Bataclan đến Orlando qua Bruxelles, không phải cùng những người lính, cũng không cùng một cách điều binh, nhưng cùng một cuộc chiến. Như vậy cũng lý thú để xem trong những ngày sắp tới, những người «hồi giáo-cánh tả» sẽ phục hồi uy tín như thế nào cho kẻ sát nhân và cho động cơ hồi giáo đã gây ra hành động này.

Nhà nước Hồi giáo Tự xưng đi lui trước liên minh…

Nhà nước Hồi giáo Tự xưng đang thua, họ ra lệnh đánh kẻ thù bằng mọi phương tiện. Cuộc hấp hối sẽ kéo dài và sẽ rất khủng khiếp. Cứ theo nhịp độ đi lui, Nhà nước Hồi giáo Tự xưng sẽ đi lui thành vô số các nhóm nhỏ. Họ sẽ tự cho mình là tác giả của vụ tấn công, dù có thể không phải, mà chỉ đơn thuần do cảm hứng. Và nó trở thành một loại thương hiệu của tội ác và của thảm sát. Sự biến mất của lãnh đạo hồi giáo ở vùng đất bị chiếm (califat) sẽ làm cho dân chúng ở dưới ách của họ được dễ thở nhưng sẽ không làm ngưng cuộc chiến mà họ đã tuyên bố với Phương Tây. Tổ chức Al-Qaida sẽ lấy lại mục tiêu: loại bỏ người ngoại đạo hay hoán cải người bất trung.

Tên khủng bố đã chọn hộp đêm này vì đó là nơi các người đồng tính lui tới…

Ở Mossoul, ở Raqqa, họ loại bỏ người đồng tính. Như thế, tiếc thay, vụ nổ súng này đã không làm ngạc nhiên. Trong giáo điều của Nhà nước Hồi giáo Tự xưng, những người «sa đọa» có số phận phải chết. Những người đồng tính là mục tiêu tiêu biểu vì họ bị cho là sản phẩm đồi trụy của Phương Tây. Các nạn nhân là những người rất trẻ, làm chúng ta nhớ đến vụ xảy ra ở Bataclan, nước Pháp tháng 11-2015. Đó là tấn công vào giới trẻ đang vui chơi, đang làm lễ hội, đang sống.

Cũng không hẳn là hồi giáo tận căn, một vài người còn cho lý do chính là tôn giáo?

Tất cả các tôn giáo đều lên án đồng tính, đó là sự kiện không chối cãi, nhưng tất cả tôn giáo không dùng bạo lực thể hình, ngay cả xác, ngay cà bằng lời cũng không đối với người đồng tính. Người ta không nghĩ Đức Gíáo Hoàng sẽ khen vụ diễn hành của người đồng tính, nhưng điều đó không có nghĩa là ngài lên án tử hình người đồng tính. Có một hố sâu giữa sự không chấp nhận về mặt tinh thần, sự hợp pháp về mặt dân chủ, và hình phạt hung bạo mà người ta nghĩ mình có quyền làm. Một năm sau ngày thảm sát 7 tháng 1-2015 tại tòa báo Charlie Hebdo, tờ báo này đã đồng hóa ba tôn giáo đơn thần khi khẳng định: «Tên sát nhất luôn đào thoát.» «Tôn giáo», xét cho cùng là thủ phạm duy nhất. Vậy, các tôn giáo đơn thần không cùng chung thời. Các Giáo hội không từ bỏ giáo điều luân lý, nhưng họ đã từ bỏ bạo lực, và đó là điều căn bản. Ngày nay, giết người hàng loạt là chuyên ngành của hồi giáo cực đoan.

Người cha của kẻ tấn công cho biết, con trai mình đã sốc khi thấy hai người đàn ông hôn nhau. Đó là một hình thức nói lên sự dị ứng trước tự do cá nhân và các quyền mới. Các cấm đoán đã bị  bỏ, các phong tục đã được dễ dãi. Rất nhiều thềm phân cách ý kiến đơn thuần riêng với sự trừng phạt giết người. Hồi giáo tận căn chà đạp lên tất cả.

Chúng ta có biện pháp nào cho sự đe dọa?

Phải công nhận một điều, chúng ta đã quen với những sự khủng khiếp này. Chúng làm chúng ta xúc động vài ngày, rồi đời sống lại như bình thường. Chúng ta bị ở trong lề thói đã quen của chuyện ghê tởm. Vừa là một sức mạnh nhưng cũng vừa là một sự yếu đuối. Một chút giống như nước Israel, từ khi họ mới được thành lập, họ quen với một loạt các tấn công thường xuyên, tất cả các nền dân chủ của chúng ta đều bị đe dọa. Nhưng có một năng lực quên nơi con người giúp chúng ta vượt lên được sự hãi hùng. Một vụ tấn công xảy ra ở sân hiên một quán ăn ở Tel-Aviv, nhưng ngay ngày hôm sau, khách ăn uống vẫn đến trở lại. Lối sống Phương Tây của chúng ta không hoàn hảo, đáng bàn cãi, nhưng ở tất cả mọi mặt, nó vẫn hơn lối sống mà những người Hồi giáo cực đoan đề nghị với chúng ta: trau dồi đức hạnh trong tội ác. Tất cả những gì trình bày hôm nay, các giá trị của chúng ta là không nhân nhượng. Chính trong cái tự do quá trớn này cọng với sự cảnh giác đã là sự thất bại lớn nhất cho những tên khủng bố. Sự dửng dưng khinh bỉ của chúng ta là câu trả lời tốt nhất cho bọn man rợ.

Thảm kịch Orlando có ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử của Mỹ không?

Khổ thay, đến tháng 11 này thì thảm kịch này có thể bị quên. Nhưng điều đáng sợ cho những người theo đảng dân chủ là bà Hillary Clinton bị khổ vì sự cẩn trọng quá đáng của Barack Obama, ông không bao giờ chỉ đích danh kẻ thù. Từ nhiều năm nay, tổng thống Mỹ khi nào cũng dịu giọng với hồi giáo. Ông muốn giải hòa nước Mỹ với tôn giáo của Nhà Tiên Tri. Bàn tay đưa ra này chưa được nắm lấy.

Còn Donald Trump, ông, ông không có một chút gì là ý thức. Ông không tôn trọng thời gian tế nhị sau tội ác hàng loạt. Ông tố cáo, ông đánh đấm, ông đòi Obama phải từ chức. Đó là chiến thuật kẻ cả với Hillary Clinton, bà văn minh hơn.

Chắc chắn bà sẽ tố cáo ngay Nhà nước Hồi giáo Tự xưng và việc vận động hành lang để buôn bán vũ khí, mà ông Trump là người đại diện. Trong vụ tranh cử này, đừng bỏ các trò chơi hạ cấp, những cú bịp bợm, những việc làm thấp hèn… Nếu đảng dân chủ vẫn duy trì đường lối chính trị ăn nói đàng hoàng, bà Hillary Clinton sẽ bị đánh bại…

Marta An Nguyễn chuyển dịch