Tông đồ của tinh thần đại đồng

363

lavie.fr, Jean-Pierre Denis, 2016-04-19

VATICAN-POPE-AUDIENCE

Chuyến đi Lesbos thứ bảy 16 tháng 4 vừa qua của Đức Phanxicô và của Đức Thượng Phụ đại kết đã đánh động mạnh. Trên chuyến bay đi về Rôma, Đức Phanxicô đã đem các gia đình hồi giáo về, và chỉ có các gia đình hồi giáo. Một hành động ít bình thường và quá mạnh nên đã gây ít nhiều bứt rứt nơi một vài người, cả tín hữu kitô giáo lẫn người tín hữu kitô giáo. Có thật đây là một “cú truyền thông” dễ dàng không? Nếu đúng như vậy thì Đức Giáo hoàng sẽ là một người mị dân xoàng xỉnh. Quả thật, ít có khả năng những hành động như vậy có thể duy trì được sự mến chuộng kể cả nơi người công giáo. Giáo hoàng Argentina có đang ủng hộ làn sóng người di dân đang tràn ngập Âu Châu đó không? Ngài cẩn thận để không làm gì bất hợp pháp và không biết gì đến các khó khăn chính trị, kinh tế, văn hóa mà các nước chúng ta đang gặp phải. Vậy thì làm sao hiểu được hành vi biểu tượng, hoặc, để có thể nói theo thuật ngữ Thánh Kinh, hành vi có tính ngôn sứ này?

Chúng ta sống trong một Âu Châu sợ hãi, cảm thấy mình bị đe dọa và họ có lý khi hãi sợ, và có nhiều lý do để cảm thấy mình bị đe dọa. Áp lực của việc di dân thì khổng lồ, cũng như tai ương nhân đạo đi kèm theo việc này. Vấn đề trở nên gai góc hơn vì yếu tố tôn giáo của nó và còn đáng nghi ngại hơn do tôn giáo được đưa vào làm khí cụ. Cũng như các hình thức phát xít khác, chủ nghĩa hồi giáo cho rằng đời sống không có giá trị, chỉ có cái chết mới đáng quý. Nó cũng khẳng định những kẻ mạnh có quyền lựa lọc để quyết định ai là chủ, ai là nô lệ. Và chúng ta nhận thấy sức mạnh thu hút của các loại ý thức hệ này. Đáp ứng theo nó là cả một cám dỗ. Nhất là khi lực lượng Nhà nước Hồi giáo Tự xưng cứ gia tăng việc đòi tiền của chúng dưới các bức tường của chúng ta, cho tận đến các thành phố của chúng ta. Vì thế các người di dân, dù họ chính là những nạn nhân đầu tiên của bạo lực, đôi khi họ lại bị nhìn như những kẻ đáng nghi, những người có tiềm năng đi khủng bố. 

Câu trả lời của Đức Giáo hoàng rõ ràng, thẳng thắn. Và xét cho cùng thì khá cổ điển, nếu không muốn nói là chính thống, một chữ phù hợp với chuyến đi đặt dưới dấu hiệu huynh đệ giữa các Giáo hội. Đồng tính không lọc lựa giữa những người được hưởng lòng quảng đại của mình. Kitô giáo không coi thường các căn tính tôn giáo, văn hóa, sắc dân nhưng hoán cải chúng. Đặc biệt Giáo hội không có khuynh hướng bảo vệ các thành viên của một nhóm tôn giáo hay quốc gia, hoặc cho họ hưởng một số dịch vụ hay một số ưu đãi. Và điều này đúng trong các trường công giáo cũng như trong các tổ chức Phi Chính Phủ của kitô giáo. Ở Pháp cũng như ở các nơi khác. Ở Trung Đông cũng vậy, như Đức Giám mục Mirkis, giám mục địa phận Kirkouk (Irak) đã nói cách đây vài tuần khi ngài gặp ban biên tập báo Sự Sống (La Vie). Luân lý theo tinh thần kitô giáo có vẻ như đi ngược với quyền lợi của tín hữu kitô giáo và của kitô giáo. Lòng tốt trong đau đớn, lắm khi gây chưng hửng. Các Mối Phước Thật quá khó khăn.

Chúng ta nói qua thuật ngữ không mang tính tôn giáo. Đức Giáo hoàng nhắc lại cho châu lục Âu Châu xưa cổ là Âu Châu khi nào cũng tự quy về mình và phóng chiếu lên tầm mức thế giới. Ngài là tông đồ của tinh thần phổ quát, đại đồng, (mọi người đều được cứu rỗi). Một chữ ngài không tuyên bố nhưng mang lại chìa khóa để hiểu. Một chữ đụng chạm đến sự im lặng của các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta – đứng trước chủ nghĩa phát xít hồi giáo, các giá trị đại đồng gần như làm phỏng lưỡi của họ. Vậy mà Đức Phanxicô lại mở miệng nói, lần này trong tư cách đúng là người con của Âu Châu. Nếu chúng ta muốn chiến đấu để chống lại các tác hại của cú sốc của các nền văn minh thì chúng ta phải dám cá cược vào tinh thần nhân đạo. Ai cũng biết, chữ “công giáo” có nghĩa là “đại đồng”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch