Khi hí họa hình ảnh em Aylan, em bé di dân nằm chết trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ với hình ảnh người đàn ông chạy theo sau một phụ nữ để tấn công, tân giám đốc “Charlie Hebdo” đã gây phẫn nộ. Nhắc lại sự kiện, tháng 1-2015, quân khủng bố Hồi giáo đoan đã vào Tòa soạn báo Charlie ở Paris nổ súng giết 11 ký giả đang họp ở đây. Vừa qua có vụ các người di dân ở tỉnh Cologne, Đức đã sàm sỡ với các phụ nữ Đức, gây phẫn nộ trong dư luận quần chúng. Chủ trương của báo Charlie là “dám viết những chuyện mà không ai dám viết…”
Nhưng không phải vì vậy để đi quá đà, để gây chia rẽ, gây tổn thương ở một thế giới đã có quá nhiều tổn thương và chia rẽ.
Người cha của em Aylan đã khóc khi thấy hình con mình trong bức hí họa “Aylan lớn lên sẽ làm gì?”, hình ảnh của một người đàn ông chạy theo như kiểu tấn công tình dục một phụ nữ đăng trên báo Paris Charlie Hebdo tuần này. Trả lời qua điện thoại cho hãng tin AFP, ông Abdallah Kurdi cho biết, “tôi đã khóc khi thấy tấm hình này, thật vô luân và vô nhân đạo, nó cũng giống như “hành vi tội ác chiến tranh và hành động khủng bố” đã làm cho hàng ngàn người ở Syria và nơi khác phải chết và phải bỏ nhà cửa để ra đi. Gia đình chúng tôi bàng hoàng khi nhìn hình này.”
Aylan Kurdi cùng với mẹ và anh trai 4 tuổi của mình đã chết trên bãi biễn Thổ Nhĩ Kỳ khi bị đắm tàu.
Bức hình đã gây rất nhiều phẫn nô. Nữ hoàng Rania của Giócđania đã phản ứng lại. Trên tài khoản Facebook và Twitter của mình, qua ngòi bút của nhà hí họa Osama Hajjaj, người ta thấy hình ảnh của em Aylan cầm cặp đến trường và khi lớn lên em làm bác sĩ. Bức hình đăng ba thứ tiếng: Ả Rập, Anh và Pháp và cũng lấy tựa là “Aylan lớn lên sẽ làm gì?”, Nữ hoàng trả lời: “Aylan lớn lên sẽ là bác sĩ, là thầy giáo, là người cha gia đình yêu thương con cái”.
Bức hình của báo Charlie tạo nhiều chỉ trích, phẫn nộ nhưng họ từ chối không bình luận về các chỉ trích này.
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Mở bản tin hàng ngày, người dịch không còn muốn đưa tin vì ở đâu cũng nghe tin quân hồi giáo cực đoan đánh bom, ngay cả ở những nước xa lạ ít nghe đến, những thành phố đọc mãi không thuộc tên. Thảm cảnh gây ra thật cho các nạn nhân thật không thể hình dung được họ sẽ sống như thế nào sau này.
Bồi thêm vào đó là những bức hình, những bài báo gây phẫn nộ, gây chia rẽ, người dịch lại cũng không muốn nhắc đến, nhưng hôm nay với bức hình này thì thật không thể chịu đựng được. Chỉ mong có những tiếng nói nhân hậu lên tiếng để những người đi quá đà dừng chân lại, để lương tâm của họ nghĩ đến các nạn nhân của tình trạng chiến tranh khắp nơi này.