cath.ch, Raphaël Zbinden, 2015-12-08
Theo Hội đồng Quản trị Quốc gia về Tôn giáo, lần đầu tiên từ hàng chục năm nay, sắp tới đây Trung Quốc sẽ tổ chức một của họp cấp cao về tôn giáo. Theo nhiều nguồn tin báo chí, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đích thân chủ tọa hội nghị.
Ngày 8 tháng 12-2015, hãng tin Giáo hội Á Châu, một hãng tin của hội Truyền giáo Nước ngoài Paris cho biết, từ lần họp cuối cùng của Đảng về tôn giáo năm 2001, thì số người Trung Quốc giữ một tôn giáo đã tăng rất nhiều. Hãng tin Giáo hội Á Châu khẳng định, nếu việc giữ đạo và các công tác xã hội cụ thể vẫn bị Đảng theo dõi sít sao thì thái độ của các nhà cầm quyền Trung Quốc đối với tôn giáo gần như rất giao động giữa việc công cụ hóa theo lợi ích và ngờ vực sâu đậm.
Theo ông Chen Zhongrong, phó giám đốc điều hành công tác tôn giáo thì hiện nay nhà nước đang xem lại các luật lệ về tôn giáo. Viên chức cao cấp ngang cấp bậc bộ trưởng trong guồng máy Trung Quốc, đã đưa ra thông tin này vào ngày 10 tháng 11 vừa qua nhân dịp có cuộc họp với các chức trách tôn giáo.
Đào tạo “ráo riết” các chức trách tôn giáo
Ông Chen Zhongrong cho biết, chính phủ trung ương dự trù tổ chức cuộc họp năm nay. Một trong các mục đích của cuộc họp là suy nghĩ để có thể sửa đổi cho tốt hơn các sắc lệnh vừa được ban bố, nhấn mạnh đến việc đào tạo “ráo riết” các nhà chức trách tôn giáo địa phương.
Các tài liệu được ban bố hiện nay về tôn giáo là có từ năm 2005. Đó là bản pháp lý của cuộc họp cấp cao năm 2001. Tuy nhiên kể từ ngày đó, bộ mặt tôn giáo đã thay đổi. Theo các con số được các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thông báo, thì Trung Quốc có khoảng 100 triệu tín hữu, 6 triệu người công giáo và 23 triệu tín hữu tin lành. Theo nhà cầm quyền, đây là con số ước lượng nhưng không đúng vì có nhiều người giữ đạo không khai báo. Theo Trung tâm thăm dò Mỹ, Pew Research Centre, năm 2010 có đến 58 triệu tín hữu tin lành và 9 triệu tín hữu công giáo, con số này gia tăng 10% mỗi năm.
Viếng thăm chính thức các cơ sở tôn giáo
Dù sao, các chuẩn bị cho cuộc họp cấp cao này đang được tiến hành. Từ đầu năm nay, ông Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) đã có nhiều cuộc viếng thăm các cơ sở tôn giáo. Ông Thanh là ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, cơ quan cao nhất của nhà cầm quyền cộng sản, ông là người kế vị Tập Cận Bình trong chức vụ đứng đầu Đảng cộng sản Thượng Hải. Giữa tháng một và tháng ba vừa qua, ông Du Chính Thanh đã đến thăm năm cơ sở tôn giáo được chính thức cho phép hoạt động ở Bắc Kinh (phật giáo, hồi giáo, lão giáo, tin lành và công giáo). Ông cũng đến thăm Bảo Định, thuộc tỉnh bang Hà Bắc, một bang có nhiều người công giáo. Ông cũng đến thăm Hội đồng Tôn giáo của ban cố vấn chính trị nhân dân Trung Quốc, đây cũng là lần đầu tiên ông đến thăm tổ chức này.
Quyết tâm “Hán hóa”
Cho đến giờ phút này ban quản trị chưa có thông tin gì về sự sửa đổi luật lệ về tôn giáo. Chỉ có một tuyên bố duy nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình trong bài diễn văn đọc trước Mặt Trận Thống nhất vào tháng 5 vừa qua, theo đó ông nhấn mạnh đến việc “Hán hóa”các tôn giáo ở Trung Quốc. Đứng trước sự nhấn mạnh này, mà vai trò là giám sát các quan hệ giữa Đảng cộng sản với tất cả các nhóm của xã hội dân sự không thuộc về Đảng – trong đó có các tổ chức tôn giáo – chủ tịch Tập Cận Bình đề cập đến vấn đề tôn giáo mà không nói thêm gì về suy nghĩ của ông trong việc cập nhật hóa quan điểm chính trị của Đảng về tôn giáo. Khái niệm “Hán hóa” các tôn giáo không phải là một khái niệm mới nơi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ muốn tôn giáo độc lập với mọi quyền uy nước ngoài và tôn giáo phải thích ứng với các giá trị “xã hội” của chế độ.
Quy định internet
Trong những tháng gần đây, trong hầu hết các bang ở Trung Quốc đã có các buổi học tập về chủ đề: “Hán hoá các tôn giáo và kitô giáo”. Trong các bang Quý Châu và Sơn Đông, các nhà chức trách công giáo “chính thức” đã phải tham gia học tập vào đầu tháng 11, chỉ vài ngày sau chuyến đi Bắc Kinh của phái đoàn Vatican, từ 11 đến 16 tháng 10-2015.
Tháng 3 vừa qua, ông Wang Zuo’an, giám đốc Quản trị Quốc gia về Tôn giáo giải thích, đã đến lúc phải xem lại các lề luật quản trị tôn giáo, nếu được thì cần phải làm trong năm 2015. Ông Wang Zuo’an trả lời cho nhật báo Wenweipo, một nhật báo ở Hong Kong thân Bắc Kinh, ông cho biết có những vấn đề mới trong việc quản trị tôn giáo như quyền sở hữu đất đai, việc các tu sĩ và tín hữu dùng internet.
Cấm để râu
Cho đến giờ phút này, các lề luật mới chỉ áp dụng ở địa phương. chẳng hạn ở Chiết Giang, nhà thờ công giáo và tin lành phải hạ thánh giá xuống. Lần cuối là ở nhà thờ Shizhu thuộc thành phố Taizhou, họ phải hạ thánh giá xuống vào cuối tháng 11 sau một tháng cầm cự.
Còn về các tín hữu hồi giáo oụghour của bang Tân Cương, họ phải theo luật lệ địa phương hay luật lệ của tiểu bang, và có thể hõ sẽ bị cấm để râu hoặc mang khăn che kín mặt, nhà cầm quyền cấm công chức và sinh viên không được ăn chay tháng Ramadan. Các áo thun và cờ mang hình lưỡi liềm của hồi giáo, hình ảnh tượng trưng cho chủ trương độc lập của người Turkestan đông phương cũng bị cấm.
Đạo Phật vùng Tây tạng cũng không thoát. Trong nhiều bài khảo luận, báo chí chính thức Trung Quốc nhấn mạnh đến quyền của Bắc Kinh trong tiến trình chọn vị kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sự kiểm soát chùa chiền trong vùng tự lập Tây tạng và trong các vùng lân cận cũng được tăng cường.
Việt Nam cũng ở trong thế phòng thủ
So sánh với nước láng giềng của Trung Quốc là Việt Nam thì nhà cầm quyền ở đây cũng đưa ra các biện pháp nhằm sửa đổi các luật lệ hiện hành. Hiện nay một dự án “luật về các tín ngưỡng và tôn giáo” đang được Hội đồng Quốc gia thảo luận. Các giám mục Việt Nam đã cho ý kiến của mình về dự luật này. Rõ ràng là dự luật này không mang đến hạnh phúc cho dân chúng nhưng chỉ nhắm để làm thoả mãn các lợi ích của nhà cầm quyền; họ quay lưng với tự do tín ngưỡng và tôn giáo, khơi lên hoang mang nhiều hơn trong dân chúng và chỉ mang lại bất mãn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch