aleteia.org, Sylvain Dorient, 2015-12-01
Bà Annie Laurent mô tả hồi giáo ở thời buổi hiện đại như một tôn giáo đang ở trong cơn khủng hoảng sâu đậm, có thể dẫn đến sự hiểm nguy cho chính sự hiện hữu của mình.
Bà Annie Laurent là văn sĩ, ký giả, chuyên gia về các vấn đề Trung Đông. Bà có bằng thạc sĩ về Luật Quốc tế, bằng tến sĩ Quốc gia về khoa học chính trị, luận án của bà có tên “Liban và láng giềng của mình”. Bà là tác giả quyển sách “Hồi giáo có làm cho con người hạnh phúc không?” Đức Bênêđictô XVI đã chỉ định bà làm chuyên gia cho thượng hội đồng đặc biệt của các giám mục về vấn đề Trung Đông, tổ chức ở Rôma vào tháng 10 năm 2010. Bà thành lập một trang mạng chuyên về tương quan giữa kitô giáo và hồi giáo: hiệp hội Clarifier.
Aleteia: Hiện nay hồi giáo dính với một loạt các sự kiện khủng khiếp: khủng bố, tiêu diệt tín hữu Kitô ở Trung Đông, vân vân… Bà giải thích các vấn đề này như thế nào?
Annie Laurent: Trong lúc này hồi giáo đang tự đặt lại vấn đề một cách sâu đậm. Khắp nơi trên thế giới, người hồi giáo đều vào được Internet, ngay cả ở Ả rập Xauđi; họ thấy các cách suy nghĩ khác, thấy những hình thức khác nhau để tiếp cận với tôn giáo. Một số người sống ở những nước có cội rễ là kitô giáo, và chính điều này sẽ làm cho họ chất vấn lại nguồn gốc của mình. Nhất là đã có một số người tức bực vì đời sống của họ bị chi phối bởi các luật lệ độc đoán của hồi giáo. Hàng năm, ở Marốc có nhiều thanh niên không giữ luật ăn chay trong tháng ramadan, họ ăn uống ngay ngoài nơi công cộng, bất chấp luật cấm. Và họ thường bị cảnh sát bắt.
Dù vậy, ở nhiều nước như Irak, Ả rập Xauđi, Pakistan, hồi giáo vẫn còn rất khắc nghiệt và còn chủ trương bạo lực. Bà có thấy đây thật sự là một sự xuống dốc không?
Bạo lực là dấu hiệu của sự yếu đuối! Tôi không nói ngày mai hồi giáo sẽ sập đổ, nhưng nó sẽ sập, một cách không lay chuyển, Và điều này sẽ làm cho người hồi giáo và những người sống gần họ rất đau khổ, một nỗi đau khổ lớn lao. Và họ sẽ đau khổ cả hàng chục năm, sẽ tạo ra những cơn sốc khủng khiếp! Một trong những sức mạnh của hồi giáo là nó đảm trách trọn hữu thể con người. Đó là một tôn giáo rất có khuôn khổ, trong khuôn khổ này lương tâm không bị chất vấn. Ai đi ra khỏi khuôn khổ này sẽ va phải một cơn khủng hoảng hiện sinh rất nặng.
Không hình dung sẽ có một “Công đồng Vatican II cho hồi giáo” sao?
Rất nhiều chuyện không thuận lợi cho việc này. Trước hết, hồi giáo thiếu một cơ cấu có được một uy quyền trên toàn thể tín hữu. Từ cuối thủ lãnh Califat năm 1924, thì không còn người Điều khiển các tín hữu. Nhưng một cách căn bản thì chính kinh Coran lại làm cản trở cho sự tiến hóa của họ. Đây là một bản kinh đến từ chính Chúa, không do ai sáng tạo! Thiên Chúa nói Ngài cho kinh Coran bằng tiếng ả rập, đây là bản sao của một quyển sách được giữ bên cạnh Chúa. Không một ai có quyền đụng đến. Vậy, bản kinh này là bất biến, nó chứa nhiều điều răn không tương hợp với hòa bình và tự do.
Dù vậy đã có một số nhà trí thức dám tự vấn về đức tin của họ…
Có một chất men rất khích lệ ở nơi những người gọi là các “tân tư tưởng gia hồi giáo”. Tôi nghĩ đến Abdelmajid Charfi, tác giả quyển sách “Hồi giáo, giữa sứ điệp và Lịch sử”. Tư tưởng gia người Tunis, Mohammed Charfi, giảng dạy ở Ben Ali, ông viết quyển “Hồi giáo và tự do”. Nhưng họ không được tiếp nhận! Ngược lại với những gì người ta thường suy nghĩ, kể từ sau Mùa xuân Ả Rập, họ còn bị khó khăn hơn khi lên tiếng. Số phận của những nhà trí thức này, ví dụ như ông Nasr Abou-zeid, ông bị khai trừ vì họ cho ông là người bội giáo và ông đã phải trốn đi Hà Lan, nên tôi không lạc quan mấy về viễn cảnh sẽ có sự chuyển tiếp “nhẹ nhàng” của hồi giáo.
Như thế, bà nghĩ chúng ta sẽ gặp phải thời buổi khó khăn…
Đầu tiên hết chính là người hồi giáo, họ sẽ sống trong sự bất hòa khủng khiếp và đau khổ tột cùng. Tất cả chất liệu của bạo lực là ở đây! Có một bản văn cho rằng được hợp pháp khi đối đầu với những người bất trung, và không ai tranh luận về điểm này, thêm nữa bối cảnh địa chính trị ít phức tạp hơn. Tôi tin hồi giáo sẽ bùng nổ và khi đó sẽ rất hung bạo. Là kitô hữu, chúng ta có trách nhiệm người giúp người hồi giáo nếu họ muốn đi ra khỏi tôn giáo của mình.
Marta An Nguyễn chuyển dịch