Cuba: Đức Phanxicô chưa nói xong lời cuối

526

famillechretienne.fr, Jean-Marie Dumont, 2015-09-21

Đức Phanxico trong thánh lễ tại Holguin
Đức Phanxico trong thánh lễ tại Holguin

Trong khi Vatican kín đáo về buổi gặp giữa Đức Phanxicô và Fidel Castro, không một hình ảnh chính thức nào được công bố, nhưng chính quyền Cuba thì vội vã nói về chuyện này…

Cho đến bây giờ, chiến thuật của giáo hoàng về chế độ Castro thì cũng giống như chiến thuật của Giáo hội Cuba: đối thoại với chính quyền để Giáo hội được tự do hơn trong sứ vụ của mình và ngầm ủng hộ những người chống đối. Từ đây đến ngày thứ ba, Đức Giáo hoàng có làm một hành vi nào mạnh hơn không?

Đức Phanxicô gặp cựu chủ tịch độc tài cộng sản Fidel Castro, 89 tuổi trong vòng nửa giờ nhưng không có lấy một phút gặp các người chống đối. Đó là hình ảnh mà một vài người giữ trong đầu trong những giờ đầu tiên Đức Phanxicô đến đất Cuba. Đức Giáo hoàng có bị chế độ Castro kéo mũi như bao nhiêu chuyện khác không? Không có gì là chắc chắn.

Buổi gặp gỡ kín đáo với Fidel Castro

Sau khi dâng thánh lễ ở Quảng trường Cách mạng trước hàng trăm ngàn giáo dân, chiều chúa nhật Đức Phanxicô đến thăm ông Fidel Castro. Buổi gặp gỡ kín đáo, không một hình ảnh chính thức nào được Vatican công bố nhưng chính quyền Cuba thì lại vội vã nói về chuyện này.

Sứ thần tòa thánh Giorgio Lingua đưa Đức Phanxicô đi, cha chỉ mới đến đảo Cuba được vài tháng nhưng cha không để chiêu của chế độ Castro lừa. Tại sao Đức Phanxicô đến thăm cựu chủ tịch độc tài trong căn nhà hưu trí của ông? Tại sao phải đi thăm, năm 2012, Đức Bênêđictô XVI cũng phải đi thăm? Có thể để chứng tỏ mặc cho bạo lực và bức bách, Giáo hội luôn đáp trả lại bằng đức ái, không giữ hận thù, không bao giờ tuyệt vọng khi muốn hoán cải tâm hồn con người. Đức Phanxicô còn tặng cho “Fidel” tác phẩm của linh mục Dòng Tên Armando Llorente, ngày xưa là một trong các giáo sư của ông ở La Havana.

Từ bạo lực đến áp bức, Giáo hội luôn đáp trả lại bằng đức ái, không giữ hận thù, không bao giờ tuyệt vọng khi muốn hoán cải tâm hồn con người.

Có thể bởi vì hình ảnh “lãnh đạo tối cao”, thói thờ lãnh chúa vẫn còn thấy rõ trong văn hóa Cuba, nên đó là đường đi không tránh được, nếu Giáo hội muốn có một cái gì cho tương lai mình. Ngày thứ bảy 19-9, ngay khi vừa mới đến, Đức Giáo hoàng đã chúc “Giáo hội có thể đồng hành và khuyến khích người dân Cuba trong hy vọng, trong các mối ưu tư, trong tự do cũng như qua tất cả các phương tiện để loan báo Tin Mừng đó sao”?

6bb007b46c

Những người chống đối để qua một bên

Cho đến bây giờ, những người chống đối gần như bị bỏ qua một bên. Dù sao thì cũng với truyền thông chính thức hoàn toàn được kiểm soát của chế độ Castro. Tuy một cuộc gặp gỡ “trước máy quay phim” là không được, thì cũng không chắc các người chống đối bị để qua một bên, nhất là với Đức Giáo hoàng. Căn nhà xinh đẹp và yên tỉnh của Sứ thần tòa thánh ở khu phố Miramar trên cao của La Havana cũng không xa nơi các Phụ nữ Áo Trắng đi bộ mỗi chúa nhật, họ đòi phóng thích các tù nhân chính trị, căn nhà này có thể mời nhiều người đến ăn tối hay chỉ đơn thuần là một cuộc gặp không chính thức.

Và Giáo hội đã đề nghị họ, ít nhất là hai lần – thứ bảy ở nhà Sứ thần tòa thánh, chúa nhật sau thánh lễ – đến chào Đức Phanxicô nhưng cảnh sát Cuba đã bắt một số người này. Một người chống đối chế độ đã có thể đến gần xe giáo hoàng và nói chuyện với ngài cho đến khi bị “ban trật tự” Cuba kéo đi. Điều chắc chắn là Giáo hội không muốn việc gặp gỡ này bị báo chí nói đến. Bởi vì họ biết bất cứ một động tỉnh nào cũng bị xem là hành động khiêu khích và sẽ làm cho Giáo hội mất nhiều năm trời kiên nhẫn làm việc để được tự do truyền giáo. Vì thế, trong hoàn cảnh hiện nay, Giáo hội Cuba muốn ưu tiên làm cách mạng Phúc Âm trong lòng người hơn là làm cho chế độ sụp đổ.

Chiến thuật của Đức Giáo hoàng cũng là chiến thuật của Giáo hội Cuba

Giai đoạn đầu của chuyến đi (giai đoạn 2 là ở thành phố Holguin, giai đoạn 3 là ở Santiago và đền thánh del Cobre) cho thấy chiến thuật của Đức Phanxicô là chiến thuật của Giáo hội Cuba. Chiến thuật “đối thoại” với chính quyền để nhặt nhạnh ngày này qua ngày khác chút tự do, công khai tỏ ra mình “không có gì chống đối” và không ngầm chỉ trích chế độ.

Như thế ngay khi vừa đến phi trường La Havana, Đức Giáo hoàng đã kín đáo chào, “tất cả những người mà vì nhiều lý do khác nhau, tôi không thể gặp được”. Cũng như ngài dành trọn bài giảng sáng chúa nhật ở Quảng trường Cách mạng để nói về tinh thần phục vụ theo Kitô giáo, tố cáo khuynh hướng để người khác phục vụ mình. Ngài nhấn mạnh, “phục vụ không bao giờ là phục vụ cho ý thức hệ, bởi vì nó không phục vụ cho ý tưởng mà cho con người.” Trong một xứ sở mà những người chỉ điểm, các thủ trưởng nhỏ, các cấp lãnh đạo trên cao đều đi bức bách người dân với chiêu đề là để phục vụ cho đảng, cho ý thức hệ, những lời này đã bắn trúng mục tiêu.

Cuba's flag seen as Pope Francis arrives to celebrate Mass in Revolution Square in HavanaSẽ có những chuyện bất ngờ không?

Bây giờ chỉ còn chờ xem Đức Giáo hoàng có một hành vi nào trước công chúng, hoặc không có một lời nói mạnh nào về chế độ Castro, điều này có thể làm giao động nơi không ít người dân Cuba, những người này chỉ có một ý muốn duy nhất: chấm dứt chế độ Castro, chấm dứt chế độ độc đảng. Như vậy củng cố thêm ý tưởng đã lan rộng ra nơi những người chống đối chế độ còn ở lại trên đảo, rằng Giáo hội công giáo đã bị chế độ “mua”.

Trên cái nhìn này, một luồng ánh sáng vẫn còn khi quan sát các phương pháp mà Giáo hoàng Dòng Tên thường dùng: gieo tin tưởng, trước hết vào thái độ thân tình và lời nói chân thành nhân ái. Rồi đánh mạnh vào đầu óc người nghe bằng một hành vi mạnh, rõ ràng, thấy rõ, khó chỉ trích, vào lúc mà người ta không chờ. Đức Phanxicô sẽ chọn thành phố Holguin, thành phố nơi có người kế vị Oswaldo Paya ở, (Paya là Kitô hữu chống đối đã chết năm 2012 trong những điều kiện rất đáng ngờ), ông đứng đầu Phong trào Kitô giải phóng, để làm hành vi này không?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch