Tất cả chúng ta đều có nguy cơ rơi vào thói giả hình, kể cả tôi

809

Đức Giáo hoàng Phanxicô nói rằng chúng ta phải học không được xét đoán người khác nếu không sẽ rơi vào nguy cơ giả nhân giả nghĩa, kể cả chính bản thân ngài cũng vậy. Ngài cũng nói rằng chúng ta phải có can đảm nhìn nhận những lỗi phạm của mình để biết thương cảm người khác. Đây là những lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong bài giảng thánh lễ ban sáng ngày thứ sáu 11-9, tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta.

OSSROM63475_Articolo

Bài giảng của Đức Giáo hoàng lấy ý từ lời dạy của thánh Phaolô về lòng thương xót, tha thứ và nhất thiết phải tránh thói xét đoán người khác. Đức Phanxicô nói rằng Chúa nói với chúng ta về phần thưởng của việc này, đó là: đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán. Đừng lên án và sẽ không bị lên án.

Phải có can đảm nhìn nhận lỗi phạm của bản thân.

‘Nhưng chúng ta có thể nói rằng: ‘Mà chuyện này thật tốt, có phải không nào?’ Và mỗi người chúng ta cũng có thể nói rằng: ‘Vâng, thưa cha, chuyện này hoàn toàn tốt đẹp, nhưng làm sao để làm được, bắt đầu từ đâu đây?’  Và bước đầu tiên để theo con đường này là gì?’  Chúng ta thấy bước đầu tiên của con đường này trong bài đọc một, trong bài Tin mừng. Bước đầu tiên chính là nhìn nhận lỗi phạm của bản thân. Dũng cảm nhìn nhận điều này trước khi lên án người khác.  Và thánh Phaolô đã chúc tụng Chúa bởi đã chọn thánh nhân, và cũng tạ ơn Chúa bởi ‘Chúa đã phán xét tôi là đáng tin cậy, dù cho tôi từng là một kẻ phạm thượng, một người bắt đạo, và một người đầy bạo lực.’ Nhưng đây chính là lòng thương xót.

Coi chừng kẻo trở nên giả hình

Trích lời Chúa Kitô dạy phải lấy cái rác ra khỏi mắt mình trước, Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng điều tiên quyết là phải nhìn nhận lỗi phạm của mình trước khi có thể nhìn cho rõ ‘để lấy cái xà trong mắt anh em mình.’

‘Và Chúa Giêsu đã dùng một từ mà Ngài chỉ dùng cho những người hai mặt: Giả hình! Giả nhân giả nghĩa!  Những người đàn ông đàn bà, không thể học biết để nhìn nhận lỗi phạm của mình sẽ trở nên những kẻ giả hình. Tất cả mọi người sao? Tất cả mọi người, từ giáo hoàng cho đến tất cả mọi người. Nếu một người không thể nhìn nhận lỗi phạm của mình, thì người đó không phải là một Kitô hữu, không phải là một phần của công trình tuyệt đẹp của hòa giải, kiến tạo hòa bình, ân cần, tốt lành, tha thứ, độ lượng, và thương xót mà Chúa Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta.’

Đức Giáo hoàng tiếp lời thúc giục chúng ta hãy kiềm giữ bản thân khi có cám dỗ muốn nói xấu về người khác.

‘Khi chúng ta có cám dỗ muốn nói xấu về lỗi phạm của người khác, thì chúng ta phải ngăn mình lại. ‘Còn tôi thì sao?’ Và phải có lòng dũng cảm của thánh Phaolô, như thế này: ‘Tôi từng là một người phạm thượng, bắt bớ đạo, một người đầy bạo lực …’ Có biết bao điều chúng ta có thể nói về bản thân mình đây Hãy kiềm giữ tránh những bình luận về người khác, mà hãy bình luận về bản thân mình. Và đây là bước đầu tiên để đi theo con đường cao thượng này. Bởi một người chỉ có thể nhìn ra cái xà trong mắt người khác, thì rơi vào thói nhỏ nhen: một cái đầu nhỏ nhen, đầy những thứ nhỏ nhen, vụn vặt, luyên thuyên.’

Đức Giáo hoàng Phanxicô kết bài giảng bằng lời nhắn nhủ chúng ta hãy ‘Xin Chúa ban ơn biết theo lời khuyên của Chúa Giêsu muốn chúng ta trở nên rộng rãi khi tha thứ và rộng rãi với lòng thương xót,’ và ngài còn thêm rằng, một người không bao giờ nói xấu về người khác, phải được phong thánh ngay lập tức.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ Vatican Radio Eng