Cầu nguyện, phục vụ, chia sẻ cho người trẻ ở Taizé

747

la-croix.com, Clémence Houdaille, 2015-08-07

Đức Phanxicô và Sư huynh Alois, bề trên Cộng đoàn Taizé ngày thứ hai 16 tháng 3-2015
Đức Phanxicô và Sư huynh Alois, bề trên Cộng đoàn Taizé ngày thứ hai 16 tháng 3-2015

Báo “Thập Giá” (La Croix) đi theo sinh hoạt ở cộng đoàn Taizé một ngày một đêm. Được Sư huynh Roger thành lập cách đây 75 năm, cộng đoàn tiếp đón hàng ngàn người trẻ đến tìm một kinh nghiệm sống thiêng liêng duy nhất. Trong giờ cầu nguyện buổi chiều ở Nhà thờ Hòa giải, Sư huynh Roger đã bị cô gái trẻ bệnh tâm thần người Rumani dùng dao đâm chết ngày 16 tháng 8-2005.

Người trẻ đến cộng đoàn Taizé. Mỗi tuần có hàng ngàn người trẻ tụ về đây, họ đến từ khắp nơi trên thế giới.
Người trẻ đến cộng đoàn Taizé. Mỗi tuần có hàng ngàn người trẻ tụ về đây, họ đến từ khắp nơi trên thế giới.

10h Đón ở La Casa

Dưới bóng mát của hàng cây dọc La Casa, tòa nhà đầu tiên khách sẽ thấy khi xuống xe buýt đến đây. Xe buýt chạy tuyến từ nhà ga Mâcon (Saône-et-Loire) đến Taizé. Cô Myriam, 20 tuổi tiếp đón những người đến đây sống vài ngày bên cạnh các sư huynh của cộng đoàn đại kết. Đa số 1800 người trẻ từ 15 đến 30 tuổi đã đến đây từ chúa nhật trước.

Nhưng sáng thứ tư hôm nay có vài người tiếp tục đến Taizé, họ sẽ ở lại đây đến  chúa nhật sau;  Myriam đưa họ về lều, về ấp hay về nhà ở, họ sẽ trả chi phí tùy theo nước họ đến: nếu họ đến từ Pháp thì trả 7,50 đến 10 ơrô, 4 ơrô cho những người ở Đông Âu. Myriam là người công giáo, là sinh viên luật ở Rennes và là trưởng trong phong trào Hướng đạo Âu Châu, cô thường xuyên tham dự giờ cầu nguyện đại kết với một cô bạn Tin Lành người Đức. Trong tuần cô theo bạn mình trong các giờ cầu nguyện, chia sẻ chung quanh một đoạn Thánh Kinh và các công việc phục vụ mà mỗi người góp phần.

Myriam rành tiếng Anh và tiếng Đức nên cô làm công việc tiếp đón, cô đón những người đến từ nước Áo, Đại Hàn, Châu Mỹ La Tinh, Thụy Điển hoặc Lituania. “Tất cả mọi người đều nói với nhau bằng tiếng Anh làm cho người Pháp trở thành thiểu số, họ không nói giỏi tiếng Anh…”

11 giờ  Lớp sinh ngữ

Gần phòng tiếp đón là tòa nhà La Morada, nơi người trẻ có thể cất các đồ vật có giá trị của họ. Trong một căn phòng của tòa nhà, một nửa trong số 1 800 người trẻ có mặt chia sẻ Kinh Thánh, họ chia thành từng nhóm theo độ tuổi, những người khác làm các công việc hàng ngày, Angel dạy tiếng Anh cho bốn người Latino Mỹ, họ ở cộng đoàn vài tuần và gặp khó khăn khi giao tiếp.

Angel, như một vài người khác, được gọi là người “thường trực” vì ở đây từ vài tuần đến một năm để tiếp đón người trẻ. Angel, 24 tuổi, người Mễ Tây Cơ rất nồng nhiệt, anh biết cộng đoàn Taizé trong một buổi gặp gỡ tổ chức ở Mễ Tây Cơ năm 2014. “Cuộc gặp gỡ đã lôi kéo sự chú ý của tôi về linh đạo và về đời sống cộng đồng đặc biệt này”, anh giải thích. Anh đi làm việc từ ba năm nay nhưng anh cảm thấy phải cắt ngang để nhìn lại đời mình. Và điều này đã dẫn đưa anh đến các ngọn đồi ở Bourguignon. Một “kinh nghiệm lạ lùng”, anh khẳng định khi nói đến các mối giây liên kết với những người ở khắp mọi nơi đến đây.

01 tháng 7- 2015: Tất cả các người trẻ của cộng đoàn có các khóa thự tập như nấu ăn, làm trà, làm việc nhà, phân phối thức ăn. Hàng tuần cộng đoàn Taizé tiếp đón hàng ngàn người trẻ trên khắp thế giới đổ về.
01 tháng 7- 2015: Tất cả các người trẻ của cộng đoàn có các khóa thự tập như nấu ăn, làm trà, làm việc nhà, phân phối thức ăn. Hàng tuần cộng đoàn Taizé tiếp đón hàng ngàn người trẻ trên khắp thế giới đổ về.

12 giờ Chuông reo

Năm quả chuông ở  Taizé rung lên, nhắc đã đến giờ cầu nguyện buổi trưa. Các quả chuông có tên “vui vẻ”, “đơn giản”, “thương xót”, “chứng nhân hòa bình Phaolô VI – thượng phụ Athénagoras” và “hòa bình dưới thế”. Trên quả chuông lớn nhất, Sư huynh Roger nhà sáng lập cộng đoàn Taizé còn khắc chữ: “Anh chị em đừng sợ”, để kỷ niệm cuộc viếng thăm chớp nhoáng của Đức Gioan-Phaolô II năm 1986 khi ngài trên đường đi Paray-le-Monial.

Không xa gác chuông là nhà thờ Hòa giải, nhà thờ có kiến trúc đơn giản, tường gỗ, nền trải thảm; một điệp khúc vang lên, 1800 người trẻ hiện diện lặp lại, họ ngồi dưới đất hoặc quỳ trên băng ghế. Giờ cầu nguyện buổi trưa là giờ ngắn nhất trong ba buổi cầu nguyện mỗi ngày. Giờ cầu nguyện gồm các bài hát, bài suy niệm, các lời cầu nguyện trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, các giây phút thinh lặng, bài đọc Lời Chúa đan xen nhau.

14 h Các điệp khúc đặc nét

Sau khi ăn trưa qua loa được dọn trên khay ăn trong một thời gian kỷ lục, nhiều người đi ngủ trưa dưới cái nóng gay gắt mùa này, người thì ngủ trong lều, người thì vào nhà thờ Hòa giải có rào chắn di động ngăn bàn thờ và phần còn lại. Ở đây có hàng trăm người tập hát cho những giờ cầu nguyện sắp đến.

Bốn bàn điều khiển máy tính để chiếu các điệp khúc lặp đi lặp lại rất đặc biệt của cộng đoàn Taizé, nhiều điệp khúc là của nhà soạn nhạc Jacques Berthier. Các bản văn đa số trích từ Thánh Kinh hay những câu của các nhà thiêng liêng lớn. Các bài hát, các lời cầu nguyện thường được lặp đi lặp lại nhiều lần là để “lời được thấm nhập và để có thì giờ thấm nhằm chống lại một xã hội khi nào cũng đòi hỏi phải có cái gì mới”, Sư huynh Alois giải thích, Sư huynh là bề trên cộng đoàn, một cộng đoàn có hàng trăm sư huynh, trong số này có 75 sư huynh sống ở Taizé.

Các lời ca cất lên, lặp lại trong các thứ tiếng như Ba Lan, La tinh hay Tây Ban Nha trong khi trưởng ca đoàn ra dấu bằng tiếng Anh và nhờ một cô người Na Uy giúp ca đoàn phát âm đúng một đoạn điệp khúc tiếng Na Uy.

15 h 15  Lại giao động

Chấm dứt sự yên tĩnh sau khi ăn, sinh hoạt bắt đầu lại giữa nhà thờ và gác chuông, gần nơi phân phát thức ăn. Myriam và những người trong ban phục vụ đến nhà thờ để chia sẻ giờ đọc Thánh Kinh trong khi những người chưa làm việc buổi sáng sẽ đến nơi phục vụ để thay thế họ.

Không ai thích làm vệ sinh, không ai thích đứng bếp trộn bột, làm bột nhào trong những chiếc nồi 200 lít, bên ngoài trời nóng trên 40 đo, không ai thích đi theo những chiếc xe mini-van hốt rác. Nhưng họ tình nguyện làm. Ngay cả cô Amicie, 17 tuổi, người Pháp sống ở London, cô đi trong một nhóm có cha tuyên úy đi kèm, cô bịt mũi để cọ rửa mấy cầu tiêu… “Nhưng làm việc phục vụ cũng thật tốt, tôi có dịp gặp được nhiều người!”, cô nói.

Trong nhà bếp lớn của Taizé, các thiện nguyện làm việc tuân theo các luật lệ vệ sinh rất nghiêm khắc, họ chuẩn bị các bữa ăn với một số lượng họ chưa từng làm: phục vụ 1800 người ăn tối nay. Vào mùa hè, những ngày đông nhất có thể lên đến 3 000 người! Mỗi năm, gần một triệu bữa ăn được ra lò ở căn bếp này. Cô Lẹla, 23 tuổi, đạo Tin Lành, cô ở thường xuyên đây từ tháng 8-2014, cô lo việc nhà bếp. Cô nói đùa: “Ở nhà tôi rất ghét nấu bếp. Mới đầu thì thật là khủng khiếp! Nhưng cuối cùng, công việc cụ thể này làm cho tôi vui. Tôi thích ngồi trong nhà thờ và vui khi nghĩ những người chung quanh đây đã ăn những bữa ăn do tôi nấu.”

Thường thường, mỗi buổi tối có 1800 người ăn. Vào mùa hè, những ngày đông nhất có thể lên đến 3 000 người! Mỗi năm, gần một triệu bữa ăn được ra lò ở căn bếp này.
Thường thường, mỗi buổi tối có 1800 người ăn. Vào mùa hè, những ngày đông nhất có thể lên đến 3 000 người! Mỗi năm, gần một triệu bữa ăn được ra lò ở căn bếp này.

17h Giờ Giải khát

Sau giờ “trà”, một thức uống chát chát mà không một người Anh nào sẽ gọi đó là trà, các khóa thực tập được các chuyên gia về các đủ thể loại hướng dẫn. Hôm nay các người trẻ sẽ suy nghĩ về vấn đề đối thoại đại kết, về săn sóc ở giai đoạn cuối đời và về giai đoạn cuối đời.

Cách cộng đoàn một chút, ở tòa nhà “Wanagi Tacanku”, tên của thổ dân người Améùrindien có nghĩa là “Dãi Ngân Hà”. Đây là căn nhà cũ ngày xưa của em gái Sư huynh Roger – từ tháng 6 vừa qua căn nhà được dùng để làm nơi sáng tác và triển lãm nghệ thuật –, Sư huynh Steven được Lee, một thanh niên trẻ người Mỹ, ở Wisconsin giúp một tay bày biện, anh làm nghề thiết kế cây cảnh. Sư huynh Steven là cựu giáo viên nghệ thuật ở Anh, thuộc Anh giáo, sư huynh vào Taizé năm 1982 vì bị lôi cuốn bởi phong cảnh đẹp của vùng Bourguignon và bởi nét tận căn của đời sống cộng đoàn ở đây. “Chính nơi đây bắt đầu tình tương trợ ở Taizé vì chính trong căn nhà này, em gái của Sư huynh Roger đã nuôi các trẻ mồ côi chiến tranh do cộng đoàn nhận làm con nuôi”, sư huynh giải thích. Ở lối ra vào căn nhà, Raquel, một cô người Bồ Đào Nha 20 tuổi đang ngồi dệt thảm. “Ở đây tôi tìm được lòng tin tưởng nơi Chúa, nơi chính tôi và nơi những người khác”, cô cho biết, cô làm việc thường xuyên ở đây từ khi căn nhà Wanagi Tacanku được mở ra.

20 h 30 Đèn cầy và các bài hát suy niệm cho buổi kinh chiều

Nhà thờ được thắp nến sáng lên, đã đến giờ kinh chiều, giờ kinh dài nhất trong ngày bắt đầu. “Ngoài việc khám phá một cách cụ thể tinh thần đại kết, ở Taizé tôi học được khía cạnh thể lý của cầu nguyện qua việc quỳ gối”, cô Lẹla thổ lộ. “Các bài hát suy niệm, các lúc thinh lặng là những điều tôi không tìm thấy trong Giáo hội cải cách, chắc chắn tôi sẽ nhớ rất nhiều khi tôi trở về giáo xứ Yvelines của tôi,” cô nói tiếp, kinh nghiệm sống ở đây sẽ không thay thế được Giáo hội của mình nhưng nó bổ túc thêm.

Quỳ ở cuối nhóm các sư huynh, Sư huynh Alois đọc lời suy niệm sau khi đọc bài Phúc Âm, tiếp theo là các điệp khúc và các giây phút thinh lặng. Sau 50 phút cầu nguyện, Sư huynh đứng lên, đi ra khỏi nhà thờ, tay dắt một vài em bé hiện diện lúc đó, một truyền thống thừa hưởng từ Sư huynh Roger, như lời nhắc lại Chúa Giêsu đã đặc biệt chú ý đến những em nhỏ nhất. Giờ kinh chiều đã chấm dứt nhưng tiếng hát vẫn còn vang lên trong nhà thờ cho đến quá đêm.

21 h 15 Giờ của pizzas

Nếu một vài người ở lại cầu nguyện thêm trong nhà thờ, thì có một số người kéo nhau qua Oyak, một quầy rượu nơi có pizza, nước đá, các thức uống được bán với giá vốn và là nơi duy nhất ở Taizé được phép uống rượu. Bầu khí nơi đây như ngày hội, khác một chút với các nơi khác. Được những người chung quanh ủng hộ, một vài người không ngần ngại nhảy điệu nhảy truyền thống của quê hương họ. Có những nhóm tụ chung quanh các người chơi đàn ghi-ta, chời bài hay thảy banh. Đến 23 h 30, giờ tắt đèn

7 h 30 Thánh lễ vào giờ… tắm

Trong khi nhiều người nối đuôi sắp hàng đi tắm ở những nhà tắm bên cạnh lều thì có vài trăm người đi dự Thánh lễ ở nhà nguyện nhỏ trong nhà thờ. Như mỗi lần có giờ cầu nguyện ở Taizé, mọi người thinh lặng mặc niệm.

Một linh mục người Ba Lan dâng Thánh lễ, cha là tuyên úy của một nhóm do cha hướng dẫn, cha cùng đồng tế với năm linh mục khách khác, có một sư huynh Taizé là linh mục công giáo. Trong Thánh lễ này, mọi người đọc Kinh Lạy Cha trong ngôn ngữ của mình. Mình Thánh Chúa sẽ được rước một giờ sau trong buổi kinh sáng ở nhà thờ.

8 h 15 Bánh được làm phép cho tất cả mọi người

Đang còn ngái ngủ, các người trẻ đi vào nhà thờ, các sư huynh mặc áo trắng lên bàn thờ để bắt đầu kinh sáng. Các bài hát, các giây phút thinh lặng, các bài đọc Lời Chúa, suy niệm và lời cầu nguyện được nối tiếp nhau trước khi đến phần rước lễ cho “những người rửa tội tin chính Chúa Kitô đã trao ban và bây giờ chúng tôi lãnh nhận và cho những người có ước muốn được hiệp nhất với tất cả những ai kính Chúa Kitô”, theo một bản thông cáo được dán ở cuối nhà thờ.

Một cách riêng ở Taizé, “không được tất cả mọi người hiểu nhưng được rất nhiều người đón nhận kể cả Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, các giám mục, các nhà thần học công giáo đến dâng Thánh lễ ở Taizé, cũng như các nhà lãnh đạo các tôn giáo Tin Lành, Chính thống mà Sư huynh Roger đã kiên trì xây dựng lòng tin tưởng qua bao nhiêu năm tháng”, Sư huynh Alois giải thích trong một buổi phỏng vấn với báo Thập Giá ngày 7 tháng 9 năm 2006.

Vào cuối giờ cầu nguyện, bánh đã được làm phép được phân phối cho tất cả, những ai đã rước lễ cũng như không rước lễ. “Đây là truyền thống tiếp khách cho tất cả mọi người, được Giáo hội Chính thống áp dụng, họ là những người tuân thủ việc rước lễ rất nghiêm nhặt, Sư huynh Benoỵt giải thích, sư huynh là một tu sĩ trẻ của cộng đoàn. Điều quan trọng là những người không rửa tội, những người chưa cảm thấy mình sẵn sàng để rước lễ, họ cùng tham dự việc chia sẻ bánh.”

10 h Chia sẻ quanh Thánh Kinh

Sau bữa ăn sáng là giờ những ai làm việc thì vào việc, những người khác thì tham dự vào giờ Thánh Kinh. Những người từ 18 đến 30 tuổi vào nhà thờ, những em từ 15 đến 17 thì đến căn lều lớn nơi Sư huynh Alcides người Bôlivia chào bằng tiếng Tây Ban Nha cho người nói tiếng Tây Ban Nha, sau đó cha nói tiếng Anh. Bài Thánh Kinh hôm nay là đoạn nói về người đàn bà ngoại tình, Sư huynh Alcides hướng dẫn một vài suy niệm, sau đó từng nhóm nhỏ theo tuổi trao đổi với nhau về đoạn Thánh Kinh này. Buổi suy niệm tiếp tục cho đến giờ kinh trưa.

Có ba giờ cầu nguyện mỗi ngày. Các bài hát, các giây phút thinh lặng, đọc Lời Chúa, suy niệm và cầu nguyện nối tiếp nhau trong nhiều ngôn ngữ.
Có ba giờ cầu nguyện mỗi ngày. Các bài hát, các giây phút thinh lặng, đọc Lời Chúa, suy niệm và cầu nguyện nối tiếp nhau trong nhiều ngôn ngữ.

Nguồn hình ảnh Jeoffrey Guillemard báo Thập Giá

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch