Forbes.com – Irwin Kula và Craig Hatkoff
Tất cả mọi CEO là một người phúc âm hóa, cảm hóa. Vậy nên những ai đấu tranh tìm cách giải quyết những áp lực từ sự đột phá hẳn sẽ theo sát Giáo hoàng Phanxicô. Lời khuyên hiền triết đầu tiên của ngài cho mọi CEO là: ‘Một người phúc âm hóa phải không bao giờ như một người vừa đi đám về!’
Tháng tư 2014, giáo hoàng Phanxicô đã nhận hai giải thưởng tại Giải thưởng Đổi mới Đột phá Tribeca Ngài được vinh danh vắng mặt, với Giải Adam Smith, chiếu theo Harvard Business Review (HBR), và giải Quyển sách của Năm, cho tông huấn Niềm vui của Tin mừng, Evangelii Gaudium. Giáo hoàng Phanxicô? Adam Smith? Đổi mới Đột phá? Thật vậy sao?
‘Một người phúc âm hóa phải không bao giờ như một người vừa đi đám về!’
– trích lời Giáo hoàng Phanxicô trong Niềm vui của Tin mừng
Mới nhìn qua, chuyện này có vẻ là kiểu suy diễn hơi rộng, nhưng những người chỉ đường cho chúng ta, Clay Christiensen, và trưởng biên tập của HBR, Adi Ignatius, cảm thấy Giáo hoàng là một lựa chọn gợi lên nhiều phấn chấn và đồng ý ký thỉnh nguyện thư gởi giáo hoàng báo cho ngài biết về những sự công nhận này, Với việc hội đồng mới bế mạc gần đây về các gia đình không theo truyền thống, và việc Giáo hội đã tiếp sức cho các quan điểm trước đây của chúng ta đi đến đổi mới, thì con người này thật anh hùng.
Hãy nghĩ về những gì Giáo hoàng đã làm để biến đổi một hãng có 2000 năm tuổi, một hãng thực sự LỚN với nhiều sản phẩm. Cũng như bất kỳ CEO đương chức nào, Giáo hoàng phải đối đầu với hàng loạt thách thức, chẳng hạn như các hình thức kinh doanh, sự thu hẹp hạn mức doanh thu, mất phần trên thị trường, thu hút và giữ nhân lực, và sự lụn bại của hệ thống được kế thừa.
Trong 6 tháng đầu triều giáo hoàng, Đức Phanxicô đã thẳn thắng đưa ra lời phê phán đầu tiên mà một CEO phải hỏi về công ty của mình: ‘Công việc cần phải làm’ là gì? Ngài đã dứt khoát xác định công việc của Giáo hội là phục vụ những người yếu đuối nhất trong xã hội. Trong một bài tự phê bình thành thật lạ lùng, Giáo hoàng đã vần chuyển văn hóa của Giáo hội, từ cái ngài gọi là ‘sự tự bảo tồn mang tính thể chế’ về với sứ mạng cốt lõi của mình. Theo cách nói của thuyết đổi mới đột phá, thì Đức Phanxicô tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ không chỉ từ quan điểm mở rộng con số khách hàng đang có của Công giáo, đặc biệt là ở phương Tây, nhưng còn là một thị trường lớn hơn nhiều, của những người không tiêu thụ, nghĩa là những người Công giáo không sống đạo và những người không Công giáo. Có thể thấy trước sự đột phá này đã tạo nên cả phấn chấn và sinh lực cũng như lo lắng và phản đối từ ban điều hành đương chức và các giáo dân bảo thủ.
Chìa khóa để hiểu thành công của Giáo hoàng trên cương vị một người đổi mới, có lẽ là việc ngài lãnh đạo bằng gương sáng. Thay vì thay đổi tín lý, giáo lý hay thần học, vốn chắc chắn sẽ gây căng thẳng và chống đối không cần thiết, các hành động và việc làm của Giáo hoàng đơn giản đang thể hiện sứ mạng đích thực của giáo hội. Thần học rồi sẽ theo thực hành.
Và đây là một vài trong số những việc làm của Giáo hoàng Phanxicô mà chúng ta yêu thích:
- Ngài bỏ qua xe chuyên dụng giáo hoàng, và đi quanh trên một chiếc Ford đời 2008.
- Ngài không dọn đến nơi ở sang trọng của giáo hoàng trong Dinh thự Tông Đồ, mà sống trong một căn hộ giản dị tại Nhà trọ thánh Martha.
- ‘Tôi là ai mà phán xét?’ Trong vài từ, Giáo hoàng đã hoàn toàn thay đổi thái độ và giọng điệu đối với người đồng tính.
- Ngài phá vỡ truyền thống khi rửa chân cho 12 người tù, kể cả vài phụ nữ và một người Hồi giáo.
- Ngài đã khởi xướng Hội đồng Giám mục kéo dài hai năm về Gia đình, khuyến khích thảo luận mở và dữ dội về các vấn đề gây tranh cãi như cho người li dị rồi tái hôn rước lễ, quan hệ đồng tính, các cặp sống chung, và thậm chí là nạn đa hôn ở châu Phi.
Không ngạc nhiên khi cung giọng mới của Giáo hoàng đã gây nên chống đối và lo lắng từ những người Công giáo bảo thủ, cả giáo dân và giáo sỹ. Nhưng những ai nghĩ rằng Giáo hoàng này không thực hiện thẩm quyền của mình và không biết cách loại bỏ các chỉ trích the thé nhắm vào mình, đã chú ý thấy rằng ngài đã thuyên chuyển hồng y Hoa Kỳ Raymond Burke, trưởng Tối cao Pháp viện Tòa Thánh, giáng cấp ông xuống một vị trí gần như chỉ mang tính hình thức là giám quản Dòng Chiến sỹ Toàn quyền Malta. Burke đã thể hiện rất công khai và nhiều lần, sự lo lắng chán nản của ông về cách tiếp cận mới của Giáo hoàng và sự bất định dấy lên từ việc bàn luận dữ dội về ‘các vấn đề đã ổn đinh từ lâu.’
Đức Phanxicô cũng ‘cho về hưu’ hồng y Francis George, tổng giám mục Chicago, và thay thế bằng giám mục Blase J. Cupich, một giám mục vô danh ít tiếng tăm từ giáo phận nhỏ Spokane, Washington, một người cùng chung nhạy cảm với Giáo hoàng. Trong việc bổ nhiệm này, đáng kinh ngạc nhất là, giám mục Cupich chưa từng gặp mặt Giáo hoàng, và nói rằng chẳng hiểu thế nào mình được chọn. Trên tờ New York Times, giám mục Cupich đã nói rằng, ‘Có lẽ một ngày nào đó, qua ly rượu nho Chianti, tôi sẽ hỏi ngài xem sao.’
Việc thay thế có tính chiến lược những người đối lập, chẳng có gì lạ. Nhưng sự sáng suốt của Đức Phanxicô khi đơn thuần thay đổi cung giọng và hành động của mình, chứ không thay đổi lề luật, tín lý và thần học của Giáo hội, đã khiến cho những người chỉ trích ngài có ít cơ hội để vin vào và chẳng có gì chắc chắn để họ cấu thành một phái đối lập.
Như lời hồng y sắp bãi nhiệm George, than phiền về Đức Phanxicô, ‘Ngài nói những điều tuyệt vời, nhưng chẳng lúc nào gom chúng lại với nhau, nên nhiều lúc bạn thấy rối về ý định của ngài. Những gì ngài nói đủ rõ, nhưng ngài muốn chúng ta làm gì đây?’ Giáo hoàng dường như hiểu rằng thật khó để công kích sự mơ hồ có chủ đích, đặc biệt khi nó có một điều hướng sứ mạng: phục vụ những người yếu đuối nhất trong xã hội. Với những người đối lập với ngài, chẳng có cái ‘này này’ để an ủi đâu, ít nhất là ngay bây giờ.
Vậy nên, với các CEO đang cố gắng đưa con tàu lênh đênh biển khơi về đến bến cảng, sẽ khôn ngoan khi thêm Giáo hoàng Phanxicô vào lệnh thư tìm kiếm google của mình. Dẫn dắt bằng gương sáng và sống sự thay đổi mà bạn muốn có trong công ty mình. Hãy nên như Giáo hoàng và thôi kiểu áp đặt tư tưởng đi.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch