lavie.fr, Gaël Brustier, 11-3-2015
Marie-Lucile Kubacki ghi lại cuộc phỏng vấn
Cách đây hai năm, ngày 13 tháng 3-2013: Jorge Mario Bergoglio, người Argentina, được bầu chọn để kế vị Đức Bênêđictô XVI. Ngay lập tức, ngài được đón nhận một cách nồng nhiệt, sự đón nhận vượt quá giới hạn của thế giới Công giáo và từ đó sự mến chuộng này chưa bao giờ bị phủ nhận… Nhà chính trị học Gặl Brustier phân tích sự thành công này.
Làm thế nào để hiểu tương quan giữa Đức Phanxicô và dân chúng?
Ở Châu Mỹ La Tinh, người dân không nhìn vấn đề dân tộc dưới góc cạnh khả nghi như ở đây. Ở đây khi đọc lên chữ dân tộc, ngay lập tức nghe như có sự cáo buộc theo “chủ nghĩa dân túy”… Điều lý thú ở đây là ngày nay có hai trường phái suy nghĩ tưới tẩm cho cuộc thảo luận của dân chúng ở Âu châu về vấn đề dân tộc: trường phái của Đức Phanxicô ở Vatican đánh dấu bởi ảnh hưởng của thần học dân tộc và trường phái tả phái cấp tiến lộ ra từ phía Nam Âu châu. Vậy thì, linh mục Juan Carlos Scannone, tu sĩ Dòng Tên người Argentina, người thân cận với Đức giáo hoàng, sáng lập viên trường Buenos Aires và thần học dân tộc trong những năm 70, ông Lucio Gera, một tư tưởng gia lớn của thần học dân tộc và ông Ernesto Laclau, người có ảnh hưởng trên cánh tả cấp tiến ở Nam Âu châu, tất cả đều là người Argentina. Có thể Argentina là tổ ấm cho sự suy tư về tư tưởng của dân tộc, một tư tưởng làm sinh động đạo công giáo trong lãnh vực thiêng liêng và tả phái cấp tiến trong lãnh vực chính trị. Hoạt động biến đổi của các xã hội phía Nam làm mới lại cuộc thảo luận này.
Nơi cái gì mà Argentina trở nên miếng đất thuận lợi cho một tư tưởng về dân tộc?
Chắc chắn Argentina là nước gần Âu châu nhất ở Châu Mỹ La Tinh. Trong cấu trúc quốc gia của mình, Argentina đối diện với nạn độc tài nhưng cũng chạm trán với vấn đề dân chủ, vấn đề dân tộc, các thống trị kinh tế, các bất bình đẳng hiển nhiên nhất. Một xã hội phân mãnh với các bản sắc đa dạng, với việc qua về thường xuyên giữa lục địa cổ và thế giới mới. Xét cho cùng, theo tôi, Argentina là nơi khá thuận lợi cho việc phát triển, một phần là hậu-mácxít của Laclau, được các diễn đàn xã hội và cánh tả cấp tiến tưới tẩm, phần kia là thần học của dân tộc, ít dùng các dụng cụ phân tích xã hội mácxít như Gutierrez đã dùng chẳng hạn. Ở đây có những điểm chung rất lý thú.
Đâu là những điểm chung giữa hai luồng tư tưởng này?
Sự kiện họ xem người nghèo không duy nhất là người nghèo nhưng là những người chủ chốt trong cuộc đấu tranh chống bất công như Đức giáo hoàng đã nêu ra khi ngài gặp các phong trào quần chúng vào tháng mười vừa qua. Cũng thế, chủ đề ‘gramsci’ rất hiện diện nơi Laclau nhất là trong cách thiết lập quyền bá chủ, được trình bày một cách song song rất lý thú qua cách thiết đặt sự hội nhập văn hóa trong thần học dân tộc. Có những điểm giống nhau, một nơi chốn địa chính trị chung nhưng tất cả lại không nhất thiết phải lập nên một hệ thống. Ngược lại, thần học dân tộc lại rất được ít biết đến ở Pháp, cũng một cách như vậy đối với cánh tả cấp tiến khi họ tiếp nhận Gramsci nhưng cũng vậy với những người kế vị như Laclau. Có một sự không thấu hiểu kiểu của Pháp đối với hai hiện tượng này.
Ngược lại, cái gì giải thích dân chúng đã được Đức Phanxicô đánh động?
Đức Phanxicô thiết lập được một tương quan trực tiếp với dân chúng, thiết lập được các hành vi, các cử chỉ rất mạnh. Sự đơn giản của con người này hẳn nhiên đã đánh động. Nền thần học mà ngài cảm nghiệm, thần học của linh mục Scannone là thần học thể hiện, qua hành động giống như cha đã giải thích điều này trong quyển sách trò chuyện với nữ ký giả Bernadette Sauvaget. Các hình ảnh được thấu hiểu, lời nói đi theo hành động, ưu tiên chọn lựa là lo cho người nghèo có tiếng vang ngay lập tức. Các hành vi càng đơn giản thì nó càng dễ đánh động vào nhiều người. Điều này giải thích vì sao dân chúng gắn bó với Đức giáo hoàng cho dù mức độ đức tin của họ như thế nào. Vì sự dơn giản nơi hành vi của ngài có một cái gì rất đại chúng, những người không tin cũng được Phúc Âm đánh động. Đó là người có nghệ thuật giao tiếp tiêu biểu, theo đúng nghĩa nhất theo của chữ ‘gramscien’.
‘Gramscien’ là gì?
Đó là chủ đề của hội nhập văn hóa: làm sao đưa Phúc Âm vào trong một xã hội đã được cố định mà vẫn chú trọng đến các thực tế riêng của nó? Đức Phanxicô đáp trả bằng cách để cho các cách giữ đạo địa phương có một chỗ trong linh đạo bình dân. Đó là một điều mà người Âu châu khó hiểu cũng như họ khó hiểu một tương quan trực tiếp có thể thiết lập giữa một nhà lãnh đạo Nam Mỹ với dân chúng của mình.
Một vài người gán cho ngài chống thuyết duy trí, ông nghĩ gì về điều này?
Theo tôi, gán cho ngài là người bài duy trí là hoàn toàn sai và dựa trên sự lờ mờ. Nơi ngài có sự ngờ vực đối với tất cả mọi chủ thuyết ý thức hệ cắt đứt với thực tế xã hội, nhưng đó không phải là bài duy trí. Tầm mức tri thức của Bergoglio và thần học dân tộc là thực tại nhưng nó tìm cách thể hiện trong việc giữ đạo của tín hữu.
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch