Các tân hồng y: các mục tử dấn thân

309

Giáo hoàng với các hồng y tân chức  Làm Hồng y không phải một giải thưởnglefigaro.com, Jean-Marie Guénois, 4-1-2015

Với các tân hồng y: Đức Phanxicô tiếp tục cuộc cách mạng của mình.

Đức Phanxicô tiếp tục cải tổ chính quyền Vatican khi chúa nhật 4-1-2015 vừa qua, ngài bổ nhiệm hai mươi tân hồng y đa số đến từ phía Nam bán cầu, họ được chọn vì sự dấn thân hoạt động xã hội của họ. Trong số các tân hồng y có tổng giám mục Dominique Mamberti, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh và là thành viên duy nhất của Giáo triều được bổ nhiệm.

Hơn nữa, Vatican hoặc Giáo triều La Mã, nhóm các hồng y là trọng tâm tổ chức của Giáo hội Công giáo. 228 vị mặc áo đỏ – 125 vị dưới 80 tuổi, tuổi ấn định tối đa để có thể bầu chọn giáo hoàng ở Mật nghị trong Nhà nguyện Sixtine, họ cũng tham dự vào trong chính quyền. Nhóm hồng y ưu tú này được chọn trong số 5 065 giám mục, thành lập một nghị viện các cố vấn mà tương lai của Giáo hội tùy thuộc trực tiếp vào họ.

Chọn lựa các nhà minh triết này là tài năng riêng của giáo hoàng. Một trách nhiệm không phải là nhẹ. Thật ra là phải “thành lập” các hồng y thường xuyên, theo thuật ngữ tận hiến, danh sách luôn được báo trước một tháng, trước lễ công nghị, năm nay là ngày 14 tháng 2, tỉ số lý tưởng là 120 ứng viên bầu cử. Khi đến 80 tuổi thì hồng y không còn quyền bầu giáo hoàng. Đó là lý do kỹ thuật mà Đức Phanxicô chọn thêm 15 tân hồng y. có thêm ba tân hồng y ngoài số dự trù 120, điều này chứng tỏ chiều hướng dấn thân cải tổ của Đức giáo hoàng.

Trước hết là phong cách các hồng y được chọn. Đức Phanxicô mong có chung quanh mình các cộng sự là những người làm việc trên cánh đồng truyền giáo giống ngài, gần với với giáo dân và quan tâm đến các vấn đề xã hội. Trường hợp tượng trưng nhất trong đợt thành lập hồng y này là trường hợp của nước Ý. Nước Ý luôn có thói quen đóng vai trò hàng đầu trong việc phân bổ chức hồng y. Họ có 51 hồng y, hai lần nhiều hơn Phi châu hay Á châu… Về địa vị, thì rất nhiều người giữ chức vụ cao cấp ở Rôma.

Đức Phanxicô cắt đứt tính hơn hẳn này. Không những ngài chỉ chọn hai hồng y có đủ tư cách ứng viên mà ngài còn chọn họ vì họ dấn thân trong các công việc xã hội và họ có tinh thần tiến bộ. Như thế Tổng giám mục Francesco Montenegro, giáo phận Agrigente, đảo Lampedusa, nơi tháng 7-2013 Đức Phanxicô đến đây để kêu gọi không được “dửng dưng” với những người tị nạn đến từ Phi châu. Tổng giám mục Montenegro cũng là “Ông Di dân” của Hội đồng Giám mục Ý.

Tổng giám mục Edoardo Menichelli, giáo phận Ancône-Osimo, là thư ký của hồng y Achille Silvestrini, một hình ảnh tượng trưng cho tinh thần tiến bộ.

Người thứ ba, không phải là ứng viên bầu cử là hồng y Luigi de Magistris, một người bạn thân của Đức Phanxicô, người đã gây chú ý vì chống việc phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô II.

Để kết thúc việc Tây phương hóa Giáo hội Công giáo

Tất cả các bổ nhiệm tân hồng y được công bố vào ngày chúa nhật vừa qua đều không theo một chiều hướng hệ  tư tưởng, nhưng việc chọn lựa các hồng y Ý này là một thông điệp mạnh mà Đức giáo hoàng đưa ra. Từ nay, ngài dẫn đầu một cuộc chiến không nương tay với nạn thăng quan tiến chức trục lợi của Ý hay chủ nghĩa giáo quyền của Vatican. Qua sự lựa chọn với tiêu chuẩn tối thiểu này, ngài muốn đặt lên hàng đầu gương của các mục tử có tinh thần dấn thân cho xã hội.

Đặc nét mới thứ hai của ngài là ngài muốn chấm dứt việc Tây phương hóa Giáo hội Công giáo. Không một giám mục nào của nước Mỹ được chọn! Điều này làm cho một vài người diễn giải xem đây là một sự sỉ nhục của giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh chống một trong những hội đồng giám mục mạnh nhất thế giới, sau việc tấn phong không theo truyền thống một giám mục có tinh thần tiến bộ làm tổng giám mục địa phận  Chicago. Nhưng điều này còn đi xa hơn nữa vì giáo hoàng tấn phong gần mười mấy giám mục từ những nước hay những địa phận phía Nam bán cầu, chủ yếu  những nơi chưa bao giờ có hồng y. Đó là chiến lược tái phân bổ địa thế và giảm đi sức nặng của phía Bắc bán cầu Công giáo mà hơn một nữa tín hữu sống ở phía Nam bán cầu.

Đức Bênêđictô XVI và Đức Gioan-Phaolô II đã khởi đầu công việc này nhưng chưa một công nghị nào đi xa như vậy. Các giáo hoàng này tôn trọng các lề luật tấn phong mà đa số các lề luật này tự ấn định một cách tự động theo chức vụ hay theo theo tiến trình cuộc sống của họ. Như vậy trên thực tế sẽ chẳng còn giới hạn nào để hành động. Và đó là điểm khởi đầu của sự xoay vần của công nghị này, có tính cách kỹ thuật hơn nhưng không kém phần quyết định: sẽ không còn luật! Và sẽ gần như không còn việc phong tự động… Một vài người còn cho rằng tân hồng y Dominique Mamberti sẽ là người đầu tiên trả giá cao cho cách tiếp cận mới này. Trước đây không có chuyện này. Các địa vị cao nhất ở Vatican luôn luôn là những địa vị do các hồng y nắm giữ, nhưng sẽ chấm dứt hàng loạt địa vị của những người Rôma và cũng vậy, đối với tất cả các ghế giám mục huy hoàng trên thế giới, mà lần này sẽ có rất nhiều người sẽ được bổ nhiệm.

Nguyễn Tùng Lâm dịch