Đức Phanxicô nói với các tu sĩ tận hiến: “Xin anh chị em hãy mến luật dòng thật nhiều!”
Aleteia, Elisabeth de Baudoüin, 3 tháng 2-2015
Niềm vui trong đời sống tu trì là hoa quả của sự hạ mình, của vâng lời và của một tình yêu cao cả cho luật dòng, Đức Phanxicô đã nhắc nhở cho các tu sĩ tận hiến như trên.
Trong bài giảng thánh lễ ngày 2-2-2015, lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền thánh, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh đến đức tính hạ mình qua phục vụ và đúc vâng lời cụ thể qua việc tuân giữ luật của cộng đoàn. Dù cần phải xem lại luật tùy theo thời buổi – nhưng việc làm mới lại cho phù với hoàn cảnh hiện nay vẫn là công việc của đức khôn ngoan – và luật dòng số một vẫn là Phúc Âm.
Hạ mình như Chúa Kitô
Phúc Âm nhấn mạnh 5 lần về đức vâng lời của Đức Mẹ và thánh Giuse theo “Luật của Chúa”. Chúa Giêsu đến thế gian không phải để làm theo ý mình mà làm theo ý của Đức Chúa Cha. Thức ăn nuôi dưỡng Chúa Giêsu là đó. Vì thế ai theo con đường của Chúa Giêsu là theo con đường của đức vâng lời, bắt chước đức tính ân cần tử tế của Chúa; hạ mình và làm theo ý của Đức Chúa Cha cho đến bỏ mình và chịu sỉ nhục.
Luật thứ nhất là Phúc Âm
Đối với một tu sĩ, tiến bộ có nghĩa là hạ mình trong phục vụ, có nghĩa là đi cùng một con đường với Chúa Giêsu, Đấng “không xem mình được ưu đãi như Chúa”. Hạ mình là làm tôi tớ để phục vụ. Và con đường này hình thành qua luật dòng, mang dấu ấn đặc sủng của nhà sáng lập dòng, nhưng vẫn không quên luật hàng đầu, luật không gì thay thế cho tất cả mọi người, đó là luật Phúc Âm.
Từ hạ mình sẽ tạo ra niềm vui
Qua luật dòng này, các tu sĩ tận hiến có thể có được đức khôn ngoan, khôn ngoan không phải là một khái niệm trừu tượng nhưng là công việc và ơn của Thần Khí. Và dấu hiệu hiển nhiên của đức khôn ngoan là vui vẻ. Đúng, vui vẻ theo tinh thần Phúc Âm là thành quả của con đường hạ mình với Chúa Giêsu. Và nếu chúng ta buồn, chúng ta nên tự hỏi: “Chúng ta sống tầm mức bỏ mình như thế nào?”
Dễ bảo và vâng lời một cách cụ thể
Đức vâng lời và dễ bảo không phải là một sự việc có tính cách lý thuyết nhưng hai đức tính này chịu theo lôgic của sự nhập thể của Ngôi Lời: dễ bảo và vâng lời nhà sáng lập, dễ bảo và vâng lời là một luật cụ thể, dễ vảo và vâng lời bề trên, dễ bảo và vâng lời Giáo hội. đó là dễ bảo và vâng lời cụ thể.
Làm mới lại cho phù với hoàn cảnh, đó là công việc của đức khôn ngoan
Khôn ngoan cá nhân và khôn ngoan cộng đoàn chính chắn qua con đường kiên trì trong đức vâng lời và qua con đường này mới có thể thích ứng với các luật theo từng thời: làm mới lại cho phù với hoàn cảnh là việc làm của đức khôn ngoan, được rèn luyện trong đức vâng lời và tính dễ bảo.
Mến luật dòng và nghe lời người lớn tuổi
Sự tái sinh và làm mới lại đời sống tận hiến có được qua lòng mến cao cả đối với luật dòng, cũng như qua khả năng chiêm nghiệm và lắng nghe người lớn tuổi trong dòng. Do đó, kho lẫm, đặc sủng của mỗi dòng được bảo tồn qua đức vâng lời và khôn ngoan.
Đừng làm cho đời sống tu trì thành trò cười
Con đường này tránh không để cho chúng ta xem nhẹ đời sống tận hiến, sống xa rời thực tế, xem như một chuyện trực tri, làm cho đời sống tu trì thành ‘trò cười”; một trò cười tiếp theo một chuỗi không buông bỏ, cầu nguyện mà không gặp gỡ, sống tình huynh đệ mà không hiệp thông, vâng lời mà không tin tưởng, bác ái nhưng không hướng thượng.
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch