Đối với Đức Phanxicô Thánh Kinh là quyển sách cực kỳ nguy hiểm

2727

aleteia.org, Jules Simonin, 2015-10-14

dt.common.streams.StreamServerMột quyển sách nóng bỏng “như lửa”, ngài viết trong phần Lời nói đầu của ấn bản mới quyển Youcat tiếng Đức.

Nhân dịp xuất bản quyển Thánh Kinh mới, ấn bản Youcat tiếng Đức cho người trẻ vào ngày 21 tháng 10 sắp tới, Đức Phanxicô đã viết lời nói đầu có tính cách rất riêng tư của ngài đối với Thánh Kinh, nhật báo Đức Bild giải thích.

Quyển Thánh Kinh rất nguy hiểm “đến mức mà ở nhiều nước, người ta xem có quyển Thánh Kinh như có bom để trong tủ áo quần”. Đức Phanxicô đã trích một câu đáng kể của Gandhi: “Bạn là Kitô hữu, bạn có trong tay một quyển sách chứa đủ mìn để hủy mọi nền văn minh thành từng mãnh vụn”. Gandhi đã nói về quyển Thánh Kinh như vậy.

Và đây là lời nói đầu của Đức Phanxicô:

 

thánh kinh“Người trẻ các con thân mến,

Nếu có khi nào các con thấy quyển Thánh Kinh của cha thì các con sẽ ngạc nhiên; ủa, đó là quyển Thánh Kinh của Giáo hoàng sao? Một quyển sách cũ mèm, bị hư hết! Nhưng nếu các con cho cha một quyển mới trị giá 1000 đồng đi nữa, cha cũng không muốn. Cha rất yêu quyển Thánh Kinh cũ của cha, nó đi theo cha suốt nửa cuộc đời cha. Nó đã từng chứng kiến những niềm vui tột cùng của cha cũng như đã bị ướt mèm vì nước mắt của cha. Đó là gia tài quý nhất của cha. Cha sống với nó và không có gì trên thế gian này có thể làm cha xa nó.

Quyển Thánh Kinh mà con vừa mở ra này, cha thích nó vô cùng. Nó phong phú, đẹp mắt, đầy các chứng tá, chứng tá của các vị thánh, chứng tá của người trẻ và càng đọc càng thích thú, đọc cho đến trang cuối. Và sau đó? và sau đó các con giấu nó. Nó biến mất trên kệ, nó ở đàng sau hàng sách thứ ba. Nó đầy bụi. Và các con của con sẽ đem bán “ve chai”. Không, đừng để chuyện này xảy ra!

Giống như giữ bom trong nhà

Cha muốn nói với con vài chuyện: ngày nay, có nhiều Kitô hữu tử đạo hơn thời đầu của Giáo hội. Và tại sao họ bị bách hại? Họ bị bách hại vì họ mang thập giá và họ làm chứng cho Chúa Giêsu. Họ ra tòa vì họ có quyển Thánh Kinh.

Quyển Thánh Kinh là quyển sách cực kỳ nguy hiểm. Quá nguy hiểm nên ở nhiều nước, họ xem có quyển Thánh Kinh như chứa bom trong tủ áo quần.

Chính một người không phải Kitô hữu, thánh nhân Mahatma Gandhi, người đã nói: “Bạn là Kitô hữu, bạn có trong tay một quyển sách chứa đủ mìn để hủy mọi nền văn minh thành từng mãnh vụn, lật đổ thế giới, làm cho thế giới bị hủy hoại vì chiến tranh thành một thế giới hòa bình. Nhưng các bạn làm như đó chỉ là một quyển sách truyện, không hơn không kém”.

Còn hơn là quyển sách truyện

Vậy các con cầm quyển sách nào trên tay? Một quyển sách truyện? Quyển sách có những câu chuyện cổ tích hay? Nếu như vậy thì các con phải nói với các Kitô hữu bị tù vì quyển Thánh Kinh của họ: “Nhưng quý vị thật khùng! Đó chỉ là quyển sách truyện!”. Không, qua Lời Thiên Chúa mà Ánh sáng đến với thế gian và nó sẽ không bao giờ tắt.

Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (175), cha đã nói: “Chúng ta không dò dẫm trong bóng tối, chúng ta cũng không được chờ Chúa nói với chúng ta, vì thật sự ‘Chúa đã nói. Chúa không còn là người không ai biết nhưng Chúa đã tự mạc khải’. Chúng ta hãy đón nhận gia tài tuyệt vời mà Lời Chúa đã mạc khải”.

Một quyển sách mà trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta

Các con có một quyển sách thần thánh trong tay: một quyển sách nóng bỏng như lửa! Một quyển sách mà trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta. Như thế các con hiểu điều này: quyển Thánh Kinh không phải quyển sách để trên kệ; quyển sách là để các con cầm trên tay, để các con đọc thường xuyên, mỗi ngày, các con đọc một mình hay với nhiều người. Các con chơi thể thao hay đi phố với nhau. Tại sao các con không đọc Thánh Kinh chung với nhau, hai, ba, bốn người cùng đọc? Đọc ngoài thiên nhiên, đọc trong rừng, đọ trên bãi biển, đọc buổi chiều bên ánh nến: các con sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời!

Pope-Francis-with-a-copy-of-the-May-They-Be-One-BibleHay các con sợ nếu làm như vậy thì các con bị kỳ cục với nhau?

Các con hãy chăm chỉ đọc! Các con đừng đọc lướt qua như đọc tranh hoạt họa! Đừng bao giờ lướt qua Lời Chúa! Các con hảy tự hỏi: điều này muốn nói gì với tâm hồn tôi? Chúa nói gì với tôi qua những chữ này? Chúa có chạm đến tận thâm sâu trong các khát nguyện của tôi không? Tôi phải làm gì để đáp trả?

Chỉ có cách này mà sức mạnh Lời Chúa mới thể hiện được tất cả tầm vóc. Chỉ có như thế thì đời sống các con mới thay đổi, mới lớn lên và mới đẹp được.

Cha mong nói được với các con cha đọc quyển Thánh Kinh cũ của cha như thế nào! Thường cha đọc đây một đoạn, kia một đoạn, rồi cha đặt sách xuống, cha để Chúa nhìn mình. Không phải cha nhìn Chúa mà chính Chúa nhìn cha. Đúng, Chúa ở đó. Cha để đôi mắt của Chúa nhìn cha. Và cha cảm nhận, không có một chút cảm tính nào, cha cảm nhận tận thâm sâu những chuyện Chúa nói với cha.

Đôi khi Ngài cũng không nói

Đôi khi Ngài cũng không nói. Cha không cảm nhận gì, chỉ là trống không, trống không, trống không… Nhưng cha kiên nhẫn chờ. Cha đọc và cha cầu nguyện. Cha ngồi cầu nguyện vì cha bị đau đầu gối khi cha quỳ. Đôi khi cha vừa cầu nguyện vừa ngủ. Nhưng chẳng sao. Cha như người con đối với người cha của mình, và như thế mới là quan trọng.

Các con muốn tặng cha một niềm vui không? Các con hãy đọc Thánh Kinh nhé!

Giáo hoàng Phanxicô của các con”

Marta An Nguyễn chuyển dịch