Joe Biden và Donald Trump có lẽ nên học từ Đức Phanxicô cách tiếp xúc gần gũi với giới truyền thông

55

Joe Biden và Donald Trump có lẽ nên học từ Đức Phanxicô cách tiếp xúc gần gũi với giới truyền thông

americamagazine.org, James T. Keane, 2024-04-29

Ngày 24 tháng 4-2024, Đức Phanxicô nói chuyện với bà Norah O’Donnell, xướng ngôn viên “Bản tin buổi tối của CBS” trước ngày khai mạc Ngày Thế giới Trẻ Em. (Hình ảnh: OSV News, CBS NEWS)

“Bản tin buổi tối của CBS” đã phát sóng cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ của Đức Phanxicô với bà Norah O’Donnell, người dẫn chương trình và biên tập viên điều hành của CBS. Đoạn này là đoạn hấp dẫn nhất sẽ được phát lại trên CBS ngày 19 tháng 5. Theo CBS, đây là cuộc phỏng vấn trực tiếp sâu đậm đầu tiên của một giáo hoàng dành cho đài truyền hình Hoa Kỳ.

Trong mùa tranh cử tổng thống Mỹ, cuộc phỏng vấn bên kia bờ Đại Tây Dương mang một ý nghĩa khác: ở đây có một khác biệt rõ rệt trong cách tiếp xúc với giới truyền thông của hai ứng viên tổng thống của hai đảng chính trị đối lập Joe Biden và Donald J. Trump.

Dù ai có nghĩ gì về việc một giáo hoàng nổi tiếng với những nhận xét thẳng thắn bộc trực trong các cuộc phỏng vấn dài (tôi hoài nghi không biết nước Mỹ có lợi gì ở thời điểm tranh cử này), tuy nhiên, điều chắc chắn là Đức Phanxicô luôn sẵn sàng đối điện trước ống kính hơn là hai ứng viên này. Tại sao? Và giáo hoàng có thể có bài học nào cho hai ông Biden và Trump trong lúc này?

Một bài báo gần đây trên Axios cho biết – có một khác biệt mang tính lịch sử theo tiêu chuẩn của tổng thống đương nhiệm – trong ba năm đầu, ông Biden đã không trả lời một phỏng vấn nào với các phóng viên Nhà Trắng của các báo The Washington Post, The Wall Street Journal hay The New York Times. Trước ông Biden, chỉ có tổng thống Dwight Eisenhower là không trả lời phỏng vấn báo Times. Một bài báo gần đây của Politico lưu ý, “mối quan hệ giữa tổng thống của đảng Dân chủ và tờ báo nổi tiếng của đất nước – trong nhiều năm là hình ảnh thu nhỏ của báo chí tự do dưới mắt người bảo thủ – vẫn còn rất căng thẳng, bị những hiểu lầm, hận thù và thiếu tin tưởng nói chung bao vây”.

Ông Trump dễ gần gũi với giới truyền thông hơn ông Biden một chút –  dù hiếm khi họ cự với những lời nói dối của ông trước công chúng hoặc họ đưa ra những câu hỏi vòng vo. Ngoại trừ cuộc phỏng vấn dài trên đài phát thanh với CNBC tháng 3, ông Trump thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông ít chỉ trích hoặc có phản ứng tiêu cực. Ngay cả Fox News, đài được ông Trump chọn trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, hai năm nay họ cũng không có cuộc phỏng vấn trực tiếp nào với ông, vì thế Financial Review cho rằng có một “thỏa thuận đình chiến khó khăn” giữa ứng viên và giới truyền thông.

Vì sao có sự dè dặt này, đặc biệt trước cuộc bầu cử hứa hẹn sít sao và ngày càng gay cấn này? Ông Trump 77 tuổi; ông Biden 81 tuổi. Tại lễ nhậm chức năm 2021 khi danh hiệu tổng thống của ông Trump bị giao lại cho ông Biden, tổng thống Biden trở thành tổng thống lớn tuổi nhất từ trước đến nay. Trong những năm gần đây, cả hai đều bị giám sát chặt chẽ vì những lời hớ hênh và suy giảm trí nhớ ngắn hạn ngoài công chúng, một số nhà báo và bác sĩ cho biết một hoặc cả hai đang mắc chứng mất trí nhớ. Ở thời TikTok và những tiếng nói nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, những lỡ lời công khai và “những khoảnh khắc nhạy cảm” như vậy có thể tạo nhiều thiệt hại cho ứng viên so với các thế hệ trước. Tốt hơn chúng ta nên lấy thông tin từ giới báo chí được phối hợp rà soát cẩn thận, đúng không?

Thế nhưng, Đức Phanxicô đã 87 tuổi. Nổi tiếng (hoặc bất đắc dĩ nổi tiếng) qua những nhận xét thẳng thắn với các phóng viên, ngài không tránh khỏi những sai sót ngôn ngữ, nhưng ngài cũng tạo ấn tượng cho các phóng viên Vatican hiểu, dù sao ngài cũng không có lợi gì nhiều cho giới truyền thông báo chí. Một số chi tiết trong cuộc phỏng vấn CBS tuần trước cho thấy cuộc phỏng vấn được thực hiện khá mềm mỏng từ cung cách phỏng vấn của bà O’Donnell, ít câu hỏi cũng như ít thách thức khó khăn, nhưng đây vẫn là cơ hội tiếp xúc chưa từng có với một tổ chức truyền thông uy tín, tuy không thù nghịch với lập trường hay quan điểm của họ, nhưng không có lý do gì để họ bảo vệ hay bào chữa cho giáo hoàng.

Các nhà bình luận khôn khéo hơn tôi nhiều đã cho thấy khả năng tiếp xúc gần gũi của Đức Phanxicô với báo chí có thể là con dao hai lưỡi, năm ngoái các biên tập viên của trang America đã nhấn mạnh điểm này. Họ viết: “Vì thế Đức Phanxicô trở thành giáo hoàng rõ ràng hơn, làm cho ngài nổi tiếng và dễ tiếp cận nhưng đồng thời cũng làm cho ngài dễ bị chỉ trích và dễ bị giải thích sai lầm hơn. Một số quan sát viên thấy ở đây – cả người ủng hộ và người chỉ trích – đặt câu hỏi về cách tiếp xúc của ngài: “Dù ngài có thể làm chủ tình hình, nhưng những vẫn có những lời phàn nàn về nhầm lẫn và thiếu rõ ràng trong huấn dạy. Với khối lượng thông tin liên lạc này, từ giáo hoàng cũng như từ những người ủng hộ và gièm pha, Giáo hội khó xác định đâu là tín hiệu và đâu là tin đồn.”

Mối nguy hiểm đầu tiên ở đây là não trạng “thần tượng hóa” giáo hoàng, vừa nâng cao chức vị giáo hoàng một cách quá đáng vừa  cường điệu hóa thẩm quyền Vatican, chúng ta còn nhớ lời châm biếm của hồng y Manning, ngài mong phải chi quyền bất khả ngộ giáo hoàng cũng áp dụng cho bản tin buổi sáng trên New York Times của ngài. Nhưng mối nguy hiểm thứ hai là trong não trạng của người công giáo, quan điểm cá nhân của giáo hoàng có thể bị nhầm với giáo huấn của Giáo hội và ngược lại: những người phản đối giáo hoàng cho rằng bất cứ điều gì của Vatican loan ra đều là ý kiến của giáo hoàng.

Giá trị của sự xuất hiện trên các phương tiện truyền thông như vậy không phải lúc nào cũng rõ ràng, cũng có khi giá trị ấy thật mông lung. Đầu tiên, chúng làm cho người xem và người đọc thấy con người đằng sau chuyện chính trị hoặc thể chế. Chắc chắn đây là dấu ấn đặc thù của Đức Phanxicô kể từ đầu triều của ngài. Nếu chúng ta nhớ lại triều của Đức Bênêđíctô XVI, chúng ta thấy ngài thường tập trung suy tư về “mình thực sự là người như thế nào”, còn với Đức Phanxicô, (dù tốt hơn hay xấu hơn), chúng ta cảm thấy mình biết rõ về ngài một chút. Thứ hai, các cuộc phỏng vấn của ngài có thể để điều chỉnh một cách mạnh mẽ với bản năng (ở Rôma cũng như ở Mỹ) muốn biến mọi chuyện thành bí mật, đặt mọi thứ đằng sau cánh cửa đóng kín cho đến khi những người xử lý phương tiện truyền loan báo trước thời và địa điểm thích hợp nhất. Chúng ta nên nói theo cách này: Nếu chúng ta đang đấu tranh với ấn tượng sai lầm chúng ta đang mất trí nhớ, cách tốt nhất để xử lý là đừng để bị mất trí nhớ.

Yếu tố thứ ba ở đây là thực tế của các nhà báo. Nhiều phóng viên của giáo hội nói với bạn các giám mục hoặc quan chức giáo triều yêu thích của họ không phải là những người họ đồng ý. Những trang được họ yêu thích là những tờ không loại trừ họ, không trả đũa sau khi đưa tin tiêu cực, không dựa vào các thông cáo báo chí hoặc bộ máy quan liêu nhiều lớp để ngăn chặn những tạp chí tọc mạch. (Không ai muốn thông cáo báo chí của bạn.) Điều đó ảnh hưởng đến mức độ đưa tin của người nhận tin và mức độ sẵn sàng của các phóng viên để quan chức phát biểu. Nếu bạn muốn truyền tải thông điệp của mình một cách hiệu quả nhất, bạn không cần một bộ vó bóng bẩy trong quan hệ công chúng; bạn cần các phóng viên biết bạn là người dễ tiếp cận và trung thực.

Rõ ràng các giáo hoàng và các tổng thống có những ưu tiên khác nhau, và lời cảnh báo thông thường – rằng các phạm trù chính trị của Mỹ không giải thích được những lo ngại của Vatican – cũng đúng trong trường hợp này. Nhưng Đức Phanxicô cũng sẽ mất nhiều khi ngài phát biểu công khai trước công chúng, theo những cách gây hậu quả nghiêm trọng so với việc đánh mất một hoặc hai điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến. Có một lúc, ngài cho rằng khả năng tiếp cận và tính cởi mở là đáng để mạo hiểm. Ông Biden và ông Trump có thể khôn ngoan nếu họ noi gương Đức Phanxicô trong quá trình vận động tranh cử mà 3/5 người Mỹ nói họ không muốn.

Trần Xuân Thủy dịch