Đức Phanxicô lên án việc phá thai trẻ em khuyết tật  

60

Đức Phanxicô lên án việc phá thai trẻ em khuyết tật

Ngày thứ năm 11 tháng 4, Đức Phanxicô tiếp Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng, ngài đau buồn vì nhiều nơi trên thế giới, người khuyết tật còn “bị cô lập và bị gạt ra bên lề đời sống xã hội” | © Truyền thông Vatican

cath.ch, I.Media, 2024-04-11

Ngày thứ năm 11 tháng 4, Đức Phanxicô lên tiếng bảo vệ sự sống và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là trẻ em khuyết tật mới sinh. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi tài liệu Phẩm giá con người, Dignitas infinita của bộ Giáo lý Đức tin lên án lý thuyết giới tính, thay đổi giới tính, mang thai hộ và an tử.

Trong buổi tiếp kiến những người tham gia phiên họp toàn thể của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội – các chuyên gia giải quyết những thách thức cấp bách hiện nay như trí tuệ nhân tạo – do nữ tu Dòng Đa Minh Helen Alford chủ trì. Ngài cũng gặp các người tham dự phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng, một tổ chức có khoảng 20 thành viên dưới quyền của hồng y Víctor Manuel Fernández, bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin.

Trước các học giả khoa học xã hội tập trung về chủ đề hòa nhập của người khuyết tật, Đức Phanxicô lấy làm tiếc, ở nhiều nơi trên thế giới, họ vẫn “bị cô lập và bị đẩy ra ngoài lề đời sống xã hội”, đặc biệt ở những khu vực nghèo nhất, nơi họ bị cho là “khốn cùng”.

Đức Phanxicô ghi nhận, ở các nước phát triển hơn, những người khuyết tật là nạn nhân của một loại gạt ra ngoài lề khác, đó là xác định họ theo các tiêu chuẩn thực dụng và chức năng, chỉ khi cuộc sống có giá trị và đáng sống. Ngài cảnh báo một tâm lý dẫn đến “vi phạm nghiêm trọng quyền của những người yếu đuối nhất”, trong đó “lôgic lợi nhuận, hiệu quả hoặc thành công là động lực chính”.

Ngài cũng lên án “khía cạnh ít thấy nhưng rất quỷ quyệt” ở các xã hội hiện đại, đã làm “xói mòn giá trị của người khuyết tật: xu hướng xem sự tồn tại của họ như một gánh nặng cho chính họ và cho người thân yêu của họ”.

Theo Đức Phanxicô, việc loan truyền não trạng này dẫn đến “văn hóa của sự chết” khi con người “chưa phục vụ” – các em bé chưa sinh ra – khi con người “không còn phục vụ” như người già. Ngài nhấn mạnh: “Các em bé khuyết tật bị phá thai khi chưa sinh, các người già bị bệnh nan y bị đề nghị một ‘cái chết nhẹ nhàng’, cái chết êm dịu trá hình, luôn là như vậy, nhưng cuối cùng cũng là cái chết êm dịu”.

 Đừng biến bệnh tật thành điều cấm kỵ

Trước các thành viên của Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng, ngài nói, các chủ đề làm việc của họ là đau khổ và bệnh tật “rất gần gũi với trái tim của ngài”. Ngài cảnh báo: “Việc loại bỏ họ, biến họ thành chuyện cấm kỵ, tốt hơn là không nên nhắc tới, có lẽ vì họ làm tổn hại đến hình ảnh hiệu quả bằng mọi giá phải là lợi nhuận, là bán được, kiếm tiền được, chắc chắn đây không phải là một giải pháp.”

Trong suốt bài phát biểu, ngài hy vọng rằng những người phải đối diện với đau khổ và bệnh tật sẽ có thể vượt lên được “trong mối quan hệ, không thu mình, không nổi loạn để biến thành cô lập, bị bỏ rơi và tuyệt vọng”.

Ngày 8 tháng 4, bộ Giáo lý Đức tin đã công bố tài liệu Phẩm giá con người, Dignitas infinita, bảo vệ phẩm giá con người một cách vô điều kiện và cung cấp danh sách “những vi phạm nghiêm trọng đến phẩm giá con người”, bao gồm phá thai, giới tính, an tử và trợ tử.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Hình ảnh Đức Phanxicô tiếp Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng ngày thứ năm 11 tháng 4-2024