Công cuộc trùng tu hoành tráng Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican
parismatch.com, Ban biên tập và AFP, 2024-02-21
Ngày 14 tháng 2, trang bị mũ bảo hiểm và dây đai an toàn, khoảng 10 công nhân bắt đầu làm việc trên giàn giáo được lắp đặt ở bốn cột baldaquin của Đền thờ Thánh Phêrô dưới sự chứng kiến của khách du lịch. Công việc này sẽ kéo dài dưới một năm và tốn phí khoảng 700.000 âu kim.
“Một công việc rất phức tạp.” Hơn 250 năm sau lần trùng tu gần đây nhất, Đền thờ Thánh Phêrô đang được “dọn dẹp” một lần nữa để chuẩn bị cho Năm Thánh Thế giới 2025.
Cao 29 mét, tương đương với tòa nhà mười tầng, tác phẩm điêu khắc khổng lồ này được kiến trúc sư Gianlorenzo Bernini, còn gọi là Bernin xây dựng vào thế kỷ 17, là nhà thờ lớn nhất thế giới.
Ngày thứ tư 21 tháng 2, ông Alberto Capitanucci, người chịu trách nhiệm công trình giải thích: “Đây là một công việc rất phức tạp, vì baldaquin là một vật thể mang tính chất quy trình được biến đổi thành một tác phẩm hoành tráng”.
Gần một năm làm việc
Được làm chủ yếu bằng đồng và đá cẩm thạch, Baldaquin nặng 63 tấn và được trang trí bằng mạ vàng. Ông Capitanucci nhấn mạnh: “Việc làm sạch vàng và đồng là công việc trọng tâm trong quá trình phục hồi của chúng tôi.”
Dưới lớp vàng của mái vòm hùng vĩ của Đền thờ Thánh Phêrô, hàng chục người làm việc để hoàn thành trước tháng 11, trước khi bắt đầu Năm Thánh 2025, một cuộc tụ họp toàn cầu lớn dự kiến có hơn 30 triệu người hành hương về Rôma trong dịp này.
Được xây dựng từ năm 1624 đến năm 1635
Lần trùng tu lớn cuối cùng của Baldaquin là năm 1758, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Bernini, có biệt danh là “Michelangelo thứ hai”, cùng làm với sự hợp tác của kiến trúc sư Francesco Borromini.
Cha Enzo Fortunato lưu ý: “Bernini và Borromini là những đối thủ lớn nhưng họ lại cùng làm việc với nhau, điều này làm cho tôi phải nói, tinh thần đồng đội góp phần tạo nên một thế giới tươi đẹp và tốt đẹp hơn”.
Được giáo hoàng Urbananô VIII, Maffeo Barberini giao phó, tác phẩm điêu khắc này được xây dựng từ năm 1624 đến năm 1635. Những con ong, biểu tượng của gia đình quý tộc Barberini được chạm khắc trên nhiều cấu trúc, đặc biệt là ở dưới cùng của các cột.
Marta An Nguyễn dịch