Sau cái chết của Alexeï Navalny, sự phản đối chế độ sẽ như thế nào

73

Sau cái chết của Alexeï Navalny, sự phản đối chế độ sẽ như thế nào

Hoa đặt tại chân dung của Alexeï Navalny trước lãnh sự quán cũ của Nga ở Frankfurt-am-Main, Đức, ngày 19 tháng 2 năm 2024. AFP

vaticannews.va,fr, Marie Duhamel, Vatican, 2024-02-19

Ở Nga, cái chết của Alexeï Navalny là “cú sốc” cho những người ủng hộ ông, nhưng liệu họ có được lên tiếng trong bối cảnh bị đàn áp không? Từ châu Âu, bà Ioulia Navalnaïa, vợ của nhà hoạt động chống tham nhũng cam kết sẽ tiếp tục cuộc chiến, chúng tôi phỏng vấn ông Jean de Gliniasty, giám đốc nghiên cứu tại Cơ quan Nghiên cứu Khoa học IRIS, về tương lai của phe đối lập ở Nga.

Ba ngày sau cái chết của Alexeï Navalny, ngày thứ sáu 17 tháng 2 ở tuổi 47 tại trại hình sự nơi ông bị án 19 năm, bà Ioulia Navalnaïa cam kết tiếp tục cuộc chiến chống Vladimir Putin và kêu gọi những người ủng hộ chồng bà tham gia.

Ngày thứ hai 19 tháng 2, bà Yulia Navalnaïa gặp các ngoại trưởng Liên minh châu Âu tại Brussels. Ông Joseph Borrel, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của nhóm 27 đề xuất mang tính biểu tượng, đặt lại tên cho những biện pháp trừng phạt được thông qua để ủng hộ phe đối lập Nga là Navalny.

Một cái chết gây chấn động

Một số cường quốc phương Tây đổ lỗi cho chế độ Nga về cái chết của ông Alexeï Navalny. Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dimitri Pesko, những tuyên bố “tàn ác không thể được đưa ra khi thiếu thông tin.”

Ông Jean de Gliniasty, cựu đại sứ Pháp tại Matxcova và giám đốc nghiên cứu tại Iris, cho biết: “Một tháng trước nhiệm kỳ tổng thống ở Nga, vào thời điểm châu Âu đang xích lại gần Ukraine, cái chết này không thuận cho Vladimir Putin, vì nó khơi dậy một phong trào phẫn nộ. Nhưng sự thật vẫn là những người chịu trách nhiệm cho cái chết này, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều là những người đã đưa ông đến Bắc Cực trong điều kiện nhà tù cay nghiệt ở đây.”

Bài đọc thêm: Cái chết của ông Navalny: Vatican bày tỏ “nỗi đau”

Nhà bất đồng chính kiến Alexeï Navalny 47 tuổi, qua đời ngày thứ sáu 16 tháng 2, tại nhà tù Hình sự Bắc Cực số 3, nơi ông bị giam từ năm 2021 và đang thụ án 19 năm.

Một cuộc sống được trao

Trong mười ba năm qua, bước đột phá của nhà hoạt động chống tham nhũng Alexeï Navalny, một trong những đối thủ chính của chế độ, đã bị chính quyền liên tục quấy rối: khám xét, bắt giữ, đầu độc năm 2020, bỏ tù khi trở về từ Đức năm 2021, chuyển đến một trong những nhà tù khắc nghiệt nhất trong hệ thống nhà tù Bắc Cực, hàng chục lần bị biệt giam, cho đến khi qua đời ngày thứ sáu 16 tháng 2. Theo ông Jean de Gliniasty, “sự tiến triển của chế độ Vladimir Putin kể từ năm 2012 là không đổi. Đó là một chế độ cứng rắn khắc nghiệt lâu dài được đánh dấu bằng các giai đoạn, chẳng hạn như giai đoạn của luật về đặc vụ nước ngoài hay luật về bôi nhọ quân đội Nga, v.v. Đặc biệt Vladimir Putin luôn cảnh giác trước cuộc biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu của ông. Tuy nhiên, Alexeï Navalny không phải là người thuộc cánh tả, ông là người theo chủ nghĩa dân tộc, chống chế độ dựa trên các nền tảng của  liêm chính, công bằng và thông minh của chính quyền. Vì vậy, cái chết của ông một giai đoạn thêm vào cho sự cay nghiệt của chế độ.”

Nhận thức được những rủi ro liên quan, vì thế ông Alexeï Navalny đã phải trả giá bằng chính mạng sống cho cuộc đấu tranh chính trị của ông. Ông Jean de Gliniasty nhấn mạnh: “Alexeï Navalny đã trở thành  người tử đạo của phe đối lập.”

Vinh danh ở Nga

Được Vatican News thẩm vấn vài giờ sau khi thông báo về cái chết của Alexeï Navalny ngày thứ sáu, cựu đại sứ Jean de Gliniasty nói đây là “cú sốc” cho những người ủng hộ ông, nhưng chỉ diễn ra trong im lặng, “chế độ Nga dập tắt mọi chống đối”. Theo ông, “tác động của cái chết này ở Nga sẽ ít hơn so với ở phương Tây, nơi Navalny là một biểu tượng”. Cuối tuần vừa qua, các cuộc tụ họp để tưởng niệm không phải chỉ gồm những người nước ngoài hoặc những người có cảm tình với nước ngoài ở phương Tây.

Ngày 18 tháng 2, đại sứ Mỹ, bà Lynne Tracy đặt vòng hoa tưởng niệm ông Alexeï Navalny tại Solovetsky Stone ở Matxcova

Ở Nga, hàng trăm người đã bị bắt vì đặt nến hoặc hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa đàn áp Stalin để tưởng nhớ Navalny. Một số đã bị phạt vì hành động này. Các tổ chức phi chính phủ nhân quyền và các phương tiện truyền thông độc lập cho biết tại một số thành phố trên khắp đất nước, các tòa án đã kết tội một số người Nga bị bắt giữ. Cơ quan báo chí của thành phố Saint Petersburg cho biết, các tòa án của thành phố này đã kết án 154 người với án tù giam lên tới 14 ngày.

Ngày 17-2, ông Nigel Casey, đại sứ Anh tại Nga đặt hoa tưởng niệm ở đài Solovetsky Stone.

Bà Ioulia Navalnaïa đã gặp ông Josep Borell, Đại diện cấp cao về đối ngoại của Liên minh châu Âu

Ngoài ra, luật pháp nghiêm cấm các cuộc tụ tập trái phép. Do đó, các sĩ quan cảnh sát và người mặc thường phục đã tuần tra các địa điểm này. Hãng tin AFP đưa tin, một số người này đã lấy hoa tưởng niệm ở những nơi này đem đi, tại Matxcova, có những ông đội mũ trùm đầu đã bỏ hoa vào túi rác trên cầu, gần Điện Kremlin, nơi ông Boris Nemtsov, một đối thủ khác của Vladimir Putin đã chỉ trích việc sáp nhập Crimea, đã bị giết vào năm 2015.

Đại sứ Pháp tại Nga đặt hoa tưởng niệm ở đài Solovetsky Stone.

Các đối thủ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình

Alexeï Navalny không phải là người đầu tiên thiệt mạng vì công khai phản đối chế độ. Mười năm trước ông Boris Nemtsov, bà Anna Politovskaïa, nhà báo của tờ Novaya Gazeta tố cáo tội ác của Nga ở Chechnya đã bị bắn chết ngay tại cửa vào tòa nhà của bà.

Những đối thủ khác hiện đang bị cầm tù ở Nga như ông Vladimir Kara-Mourza bị kết án 25 năm tù vì chỉ trích quân đội hay ông Ilia Iachine, người phản đối vụ thảm sát Boutcha đang bị án 8 năm rưỡi tù. Những người thân cận với Navalny cũng phải ngồi tù: cộng tác viên của ông là bà Lilia Tchanyecheva hoặc cựu nghị sĩ Ksenia Fadẹeva, hệ thống tư pháp vẫn tiếp tục công việc của họ. Phiên tòa xét xử ông Oleg Orlov, nhân vật tiêu biểu của Đài tưởng niệm Phi chính phủ NGO, bắt đầu ngày thứ sáu, ngày Alexeï Navalny qua đời. Ông  có nguy cơ phải ngồi tù 5 năm vì tố cáo cuộc chiến ở Ukraine.

Ai sẽ kế nhiệm Alexeï Navalny?

Ông Jean de Gliniasty tin tưởng: “Ngày nay, không có mặt trận công khai nào chống lại chế độ, nhưng có rất nhiều yếu tố cho thấy có những chống đối ngầm như những người mẹ than khóc về những cái chết ở Ukraine, đặt hoa trên mộ người lính vô danh hoặc hàng ngàn người Nga ủng hộ ông Boris Nadezhdine, người cố gắng nhưng hoài công để tranh cử chống Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống vào giữa tháng ba. “Có nhiều người đợi ghi tên, thật đáng kinh ngạc. Nó cho thấy người Nga muốn đi tới với sự ủng hộ của họ cho cuộc ứng cử này.” Liệu chính trị gia phản đối cuộc chiến ở Ukraine này có cầm được ngọn đuốc để nối tiếp công việc của Alexẹ Navalny không? Liệu lời kêu gọi của bà Yulia Navalnaïa đưa ra ngày thứ hai 19 tháng 2 có tạo được tiếng vang trong số những người ủng hộ chồng bà không?

Nếu biết trước cái chết của mình, liệu Alexeï Navalny có kêu gọi những người ủng hộ ông đừng từ bỏ cuộc chiến trong phim tài liệu quay sau vụ đầu độc của ông không. Hiện nay chúng ta không thể biết những người thiện cảm với ông, thường là những người trẻ tuổi, sẽ hành động như thế nào.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bà Yulia Navalnaïa: Putin phải “chịu trách nhiệm cá nhân” về cái chết của chồng tôi Alexeï Navalny