Giáo triều trong cơn sốc sau bản án năm năm rưỡi tù giam của hồng y Becciu
Việc kết án cựu giám chức cấp cao của Vatican ngày 17 tháng 12 vừa qua đã làm nhiều người trong chính quyền giáo hoàng ngạc nhiên. Một số người xem đây là hành động của một giáo hoàng quá độc tài.
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2023-12-20
Các hồng y và giám mục chờ Đức Phanxicô chúc Giáng sinh ngày 21 tháng 12 năm 2019. Andrew Medichini / AP
Ngày 24 tháng 9 năm 2020. Tối hôm đó, tại sứ quán Pháp ở Tòa thánh, các nhà ngoại giao, nhà báo và các thành viên Giáo triều dự một trong những buổi tiệc tiêu biểu cho đời sống của người dân Rôma. Khi, sau 8 giờ tối một chút, có tiếng xì xào lan khắp khán phòng. Điện thoại di động được lấy ra khỏi túi và màn hình hiển thị từng tin tức một: Đức Phanxicô vừa cách chức hồng y Angelo Becciu khỏi chức vụ bộ trưởng bộ Phong Thánh, và tước bỏ mọi đặc quyền hồng y.
Một bầu khí hoài nghi bao trùm khán phòng ấm cúng của Villa Bonaparte, trụ sở sứ quán. Ba năm sau, khi hồng y vừa bị kết án năm năm rưỡi tù giam ngày 17 tháng 12 vì tội lừa đảo và tham ô, rõ ràng ấn tượng này chưa bao giờ phai.
Bài đọc thêm: Hồng y Becciu bị kết án 5 năm tù, bài học từ một phiên tòa ngoại thường
Vì bản án của tòa án Vatican đưa ra ngày thứ bảy vừa qua đã làm cho một số người trong Giáo triều không ngần ngại mô tả, đây là cả một làn sóng chấn động. Một người trong số họ giải thích: “Tôi không chờ một bản án như vậy, tôi chờ một bản án mang tính biểu tượng.” Hơn nữa, trước ngày tuyên án, rất ít người trong Giáo triều nghĩ rằng một hồng y có thể bị tù. Và cả khi hồng y sẽ kháng cáo, hồng y cũng sẽ không vào tù ngay.
“Hy sinh để làm gương”
Dĩ nhiên rất khó để viết lên vài dòng chân dung thực về Giáo triều, một cơ quan quản lý phức tạp, nơi có 3.000 người làm việc trong các cơ quan, phần lớn họ phải tôn trọng quy tắc họ đã ký vào hợp đồng làm việc: bí mật giáo hoàng. Ít người đồng ý nói chuyện. Nhưng trong nội bộ Phủ Quốc vụ khanh, ngay cả trong số các linh mục cảm thấy mình gần gũi với Đức Phanxicô, cũng thấy bản án này đè nặng trên họ.
Một trong số họ nói: “Có vẻ như ngài phải hy sinh một chút để làm gương,” họ lấy làm tiếc vì những khuyết điểm của Vatican đã bị phơi bày trước mắt công chúng. Tuy lên án hành vi tham ô, họ buồn vì dư luận ầm ĩ xung quanh phiên tòa: “giáo dân phát hiện Quỹ Thánh Phêrô bị dùng để mua cung điện ở London. Đây là thảm họa cho hình ảnh của Giáo hội.”
Bài đọc thêm: Phiên tòa xét xử tòa nhà London: gần như tất cả bị cáo đều bị kết tội
Sự thật linh mục này cũng như các nguồn tin khác được báo La Croix phỏng vấn đã “không theo dõi gì nhiều” trong suốt 600 giờ và 86 phiên điều trần của phiên tòa kéo dài vô tận, trong đó các thẩm phán Vatican cố gắng gỡ manh mối các vấn đề liên quan đến việc đầu tư tai tiếng tòa nhà này.
Thức tỉnh trước những lời chỉ trích hiện tại
Dĩ nhiên Đức Phanxicô cũng có những người ủng hộ ngài, kể cả ở cấp cao nhất trong guồng máy. Giống như giám chức cấp cao này, bây giờ họ chờ giáo hoàng rút các hệ quả của phán quyết này, khi ngài lấy mũ hồng y của Angelo Becciu. Một giám chức trong một bộ khác nói: “Đâu là ý nghĩa của vụ án nếu chỉ kết án một năm tù, sau một phiên tòa kéo dài hai năm rưỡi như vậy?”
Trên thực tế, vượt ra ngoài trường hợp của hồng y Becciu, bản án này đã đánh thức sự chỉ trích hiện nay trong bộ máy giáo triều chống một giáo hoàng bị cho là quá độc tài. Quyết định của các quan tòa chỉ là một dấu hiệu thêm nữa. Một nhân viên lâu năm trong bộ than thở: “Nó hơi giống như giọt nước làm tràn ly”. Vì thế nhiều người xem bản án nặng nề này như một mong muốn của Đức Phanxicô nhằm làm suy yếu Giáo triều Rôma, như một nha sĩ làm chiếc răng suy yếu. Cách đây vài tháng, một trong những khách thường đến thăm ngài cho biết: “Ngoài các nhà ngoại giao, ngài không tin tưởng ai.”
Ngay từ đầu triều, ngài đã dựa vào một mạng thông tin song song, ngài không tin vào chính các dịch vụ của ngài. Kể từ mùa thu năm nay, hồng y Víctor Manuel Fernández đứng đầu bộ Giáo lý Đức tin, ngài đã là một trong những người cầm bút không chính thức của Đức Phanxicô trong nhiều năm. Cũng như hồng y Dòng Tên Gianfranco Ghirlanda được Đức Phanxicô giao phó việc viết phần lớn các tự sắc của ngài.
Ví dụ mới nhất: Tông huấn cuối cùng của ngài về môi trường, Laudate Deum đã chưa bao giờ được Phủ Quốc vụ khanh đọc lại trước khi công bố. Một đường vòng làm cho các nhân viên của Tông Tòa choáng váng. Có quá nhiều thói quen tạo chỉ trích nhưng cũng là một hình thức mệt mỏi. Một người lớn tuổi ở Giáo triều nói: “Rất nhiều người cảm thấy hơi lạc lõng. Họ ngừng làm việc. Và họ chờ phần kế tiếp.”
Giáo triều Rôma
3.000 nhân viên làm việc trong Giáo triều Rôma, các tổ chức và cơ quan phục vụ Tòa Thánh.
Các con số rất khác nhau, từ khoảng 20 người cho một cơ quan phụ trách phong thánh hoặc giám mục, cho đến 350 người cho cơ quan truyền thông Vatican News.
Thời gian phục vụ của các linh mục và tu sĩ nam nữ tại Giáo triều được ấn định là 5 năm, có thể được gia hạn. Giáo dân (ngoài các cấp trên) được tuyển dụng suốt đời.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Vụ án hồng y Becciu, lần đầu tiên với những hậu quả khó lường