“Cải cách hoặc chết”: một thách thức cho Giáo hội

102

“Cải cách hoặc chết”: một thách thức cho Giáo hội

Trong tác phẩm Cải cách hoặc chết, bảy thần học gia, với sự nhạy cảm của từng người giải quyết những thách thức mà Giáo hội ngày nay đang phải đối diện.

la-croix.com, Isabelle de Gaulmyn, 2023-11-22

Loan Rocher, Marie Automne Thepot, Helene Pichon, Laurence de Bourbon Parme, Sylvaine Landrivon và Crisitina Moreira, ở Paris ngày 22 tháng 7 năm 2020. Corinne SIMON/CIRIC

Cải cách hoặc chết (Se réformer ou mourir, nxb. Salvator)

Dĩ nhiên nhược điểm của một tác phẩm khi được nhiều tác giả viết thì tác phẩm sẽ đi theo nhiều hướng. Đây là trường hợp của quyển sách này do bảy nữ thần học gia viết về Giáo hội công giáo. Với tiêu đề rõ ràng: Cải cách hoặc chết.

Liên quan đến hoàn cảnh của phụ nữ trong Giáo hội, chúng ta sẽ chú ý đọc các tác phẩm của bà Anne-Marie Pelletier và Marie-Jo Thiel, những người vạch ra những trở ngại và bối cảnh, không quên cái nhìn của bà Lucetta Scaraffia người Ý. Sơ Véronique Margron nhắc lại cuộc khủng hoảng lạm dụng tác động trên người công giáo, đặc biệt sơ xem xét mối quan hệ giữa quyền lực và lạm dụng. Bà Laure Blanchon và Isabelle de la Garanderie tập trung vào việc đưa người nghèo vào Giáo hội và cải cách.

Cải cách một Giáo hội vẫn còn quá giáo sĩ

Nhưng chúng tôi ưa thích – hoàn toàn chủ quan – bài của bà Anne Soupa rất hay về Giáo hội. Nhà thần học bắt đầu từ điều có vẻ hứa hẹn nhất đối với bà, đó là cách thức rửa tội, để cải tổ một Giáo hội vẫn còn quá mang tính giáo sĩ. Bí tích Rửa tội là bí tích duy nhất “có thể loại bỏ tất cả những loại trừ thầm lặng nhưng mạnh mẽ vốn cấu trúc nên Giáo hội”, và đặc biệt là sự khó khăn trong mối quan hệ giữa giáo dân và linh mục. Vì thế bà Anne Soupa đã rời khỏi các cuộc tranh luận mang tính giáo hội để tập trung vào một tầm nhìn tâm linh hơn, nhấn mạnh vào vai trò của người được rửa tội trong Giáo Hội mà bà muốn kêu gọi. Bà từ chối tuyệt vọng trước cuộc khủng hoảng mà thể chế đang trải qua, đồng thời khẳng định, chính xác chúng ta phải tiếp tục làm chứng, “vì kitô giáo chỉ có thể được truyền đạt từ khuôn mặt này đến khuôn mặt khác. Và chỉ cần một vài.”

Bà nhấn mạnh Giáo hội thể chế không được che giấu Giáo hội của Chúa Kitô, một Giáo hội vượt trội. Người công giáo phải kết nối lại với “lời loan báo mạnh mẽ, nhiệt thành và hợp lý về sự phục sinh”, chuẩn bị Nước Trời và đặt tình yêu vào trung tâm thông điệp của Vương quốc này. Vì thế mục đích nên giống Chúa Kitô của Giáo hội phải “được thanh lọc, trong sáng,” phải xuất hiện từ sự lỗi thời của cơ cấu.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Tác phẩm Cải cách hoặc chết, bảy thần học gia, với sự nhạy cảm của từng người giải quyết những thách thức mà Giáo hội ngày nay đang phải đối diện.