Sự lệch lạc của lục địa công giáo theo giáo sư Johann Chapoutot

101

Sự lệch lạc của lục địa công giáo theo giáo sư Johann Chapoutot

liberation.fr, Johann Chapoutot, 2023-11-01

Đức Phanxicô đã làm những gì ngài có thể làm để ngài có thể ở bên tả Chúa Kitô hơn là ở bên hữu của người cha, dường như hoàn toàn sai trái dưới mắt các tín hữu đang chèo thuyền bên phải.

Người công giáo sẽ có trở thành người “tin lành” không? Không phải họ bị cám dỗ để trở thành những kẻ nổi loạn vì đức tin, được nuôi dưỡng bằng việc đòi hỏi phải đọc và suy niệm Kinh thánh như Luther mời gọi làm – nhà cải cách tin rằng mỗi tín hữu phải là linh mục của chính mình, đọc, suy niệm và cầu nguyện theo chính mình là chủ, chứ không theo yêu cầu, theo tiếng chuông.

Không phải là không đáng kể: họ thách thức Thầy chứ không thách thức Huấn quyền. Sự ngờ vực, tức tối, thậm chí thù hận với Đức Phanxicô đã đạt đến mức độ chưa từng có trong lịch sử các giáo xứ và ngay cả trong hàng ngũ giáo sĩ, dù vẫn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ vâng phục, đến mức những nhận xét hoặc hành vi ứng xử ly giáo không còn hiếm, ngay cả trong hàng ngũ các hồng y, đặc biệt một phần tư phản động, họ nghĩ họ có lý khi chỉ trích giáo hoàng có chủ quyền.

Dưới mắt của tất cả những người chờ Chúa gọi Đức Phanxicô về, ngài hoàn toàn sai lầm: Thượng Hội đồng của ngài sẽ đe dọa sự tồn tại của Giáo hội (trong giáo điều, kỷ luật và nghi thức của Giáo hội); lòng trắc ẩn của ngài với người nước ngoài, người tị nạn sẽ làm phương Tây bị người di cư làm choáng ngợp; mối quan tâm sinh thái của ngài sẽ đe dọa lối sống (nhà lớn, xe lớn SUV, những ngôi nhà thứ hai, mức tiêu dùng không hợp lý, v.v.) mà bất kỳ gia đình xinh đẹp nào cũng bám vào.

Về những chuyện này, ngài kiên trì và ngày 4 tháng 10, ngày lễ Thánh Phanxicô, ngài công bố “tông huấn” có tựa đề Laudate Deum (ngợi khen Chúa) để nhắc chúng ta biến đổi khí hậu không phải là chuyện ngụ ngôn và rằng “mọi người thiện chí” cần có hành động phù hợp để góp phần “thay đổi lối sống vô trách nhiệm” của “mô hình phương Tây”. Tông huấn nhắc lại và làm rõ các điều khoản của thông điệp Laudato si’ (ngợi khen Chúa) năm 2015, những lời nổi tiếng từ bài diễm ca nổi tiếng của Thánh Phanxicô Assisi, Thánh mà Đức Phanxicô nhận tên hiệu giáo hoàng năm 2013.

“Người Nghèo” trong mắt ngài là “tấm gương tiêu biểu cho việc bảo vệ những ai yếu đuối, cho hệ sinh thái toàn diện, sống với niềm vui và tính xác thực”, “vị thánh bảo trợ cho tất cả những ai nghiên cứu và làm việc xung quanh hệ sinh thái”. Vượt lên ngôn ngữ của toán học hoặc sinh học (…) Giống như mỗi khi chúng ta phải lòng ai, khi nhìn mặt trời, mặt trăng hay cả những con vật nhỏ nhất, phản ứng của ngài là hát lên, kết hợp những sinh vật khác vào lời khen ngợi của mình. Ngài bước vào sự giao tiếp với mọi tạo vật.

Ngược với thần học bóc lột từ nhiều thế kỷ, vốn đi kèm với sự phân chia thế giới có quy luật (thập tự chinh, thuộc địa, tư bản bóc lột), Đức Phanxicô nhấn mạnh đến nguồn gốc kitô giáo về việc tôn trọng sự sống trong chúng ta và xung quanh chúng ta, giải phóng tín hữu khỏi hệ tư tưởng làm chủ và thống trị “thiên nhiên”, phá vỡ chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm, có xu hướng khách quan hóa, vật thể hóa mọi thứ không phải là con người, và chính xác, tín hữu kitô và người da trắng. Nói cách khác, sau khi đã hơi quá làm việc để “chiếm giữ thế giới” (Sylvain Piron), thần học và đức tin nên giáo dục chúng ta tôn trọng thay vì tàn phá.

Cơ bản, nhưng không hiển nhiên, khi quan sát lối sống và các lựa chọn chính trị của rất nhiều người công giáo, họ dễ dàng đứng “bên phải người cha” (Florian Michel) hơn là “bên trái Chúa Kitô” (Denis Pelletier và Jean -Louis Schlegel). Đức Phanxicô can đảm đối diện với sự lệch lạc của lục địa công giáo, đang dần rời xa những lời dạy kiên trì của Chúa Giêsu, những lời dạy chăm sóc người yếu đuối, tôn trọng thiên nhiên, khinh thường tiền bạc đều mau chóng bị xem thường.

“Những người công giáo cánh tả” đã bị loại một cách có hệ thống, đặc biệt dưới triều Đức Gioan-Phaolô II, người mà nỗi ám ảnh chống cộng đã làm cho ngài phải chịu đựng điều tồi tệ nhất trong Giáo hội – lạm dụng tình dục có hệ thống và các mối liên hệ với mafia của tài chính Vatican. Cuộc nổi dậy của sự cô lập về văn hóa xã hội cực đoan chống “hôn nhân cho tất cả” năm 2012-2013 đã hoàn tất việc đặt Giáo hội về cánh hữu.

Một xu hướng lâu dài, được chứng minh bằng danh sách các giáo hoàng mà Giáo hội thấy phù hợp để phong thánh: Đức Piô IX, người của Giáo trình (1864) và về tính không thể sai lầm của giáo hoàng (1870), nhà phê bình gay gắt về “các ý tưởng hiện đại” (nhân quyền, bình đẳng nam nữ, công bằng xã hội… không, không phải hạng hai), người kế nhiệm đáng yêu không kém của ngài là Đức Piô X, sau đó là Đức Gioan-Phaolô II, không quên tai hại của con rắn biển về khả năng phong thánh cho Đức Piô XII tai hại.

Ngoại trừ các giáo hoàng như Lêô XIII đã hòa giải người công giáo Pháp với nền Cộng hòa (1892), sau khi đã xây dựng học thuyết xã hội của Giáo hội (1891), hay Đức Bênêđictô XV, người của hòa bình trong thời Thế chiến, hay thậm chí cả Đức Piô XI, người mạnh mẽ lên án chủ nghĩa phát xít. Đức Phanxicô cũng sẽ không thoát, một lý do để ngài sống lâu nhất có thể, vì việc kế nhiệm ngài hứa hẹn sẽ mang tính phản động kinh khủng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

Johann Chapoutot, tiến sĩ, giáo sư sử học hiện đại của Đại học Sorbonne, Paris.